Giải pháp:
1. Các phương pháp tính giá thành
Theo kế toán quản trị, có 6 phương pháp tính giá thành:
1. Các phương pháp tính giá thành
Theo kế toán quản trị, có 6 phương pháp tính giá thành:
- Tính giá thành giản đơn (trực tiếp)
- Tính giá thành theo hệ số
- Tính giá thành theo tỷ lệ (định mức)
- Tính giá thành theo phương pháp loại trừ sản phẩm phụ
- Tính giá thành theo đơn đặt hàng
- Tính giá thành theo phương pháp phân bước (liên tục và song song)
- Tính giá thành giản đơn (trực tiếp)
- Tính giá thành theo hệ số
- Tính giá thành theo tỷ lệ
- Tính giá thành công trình, vụ việc
- Tính giá thành theo đơn đặt hàng
- Tính giá thành theo hợp đồng
- Tính giá thành theo phương pháp phân bước (liên tục)
- Với quyết định 15: tới phiên bản hiện tại là R45 (phát hành chính thức ngày 07/10/2014) đã tính được giá thành theo cả 7 phương pháp trên (trừ phương pháp phân bước song song chưa làm được).
- Với quyết định 48: tới phiên bản hiện tại là R45 đang tính được giá thành theo tất cả các phương pháp trên, chỉ riêng với phương pháp phân bước (gồm: phân bước liên tục và phân bước song song) thì chưa đáp ứng được và cũng chưa có kế hoạch làm.
- Đối tượng tập hợp chi phí: là phạm vi, giới hạn để tập hợp chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ. Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí thực chất là xác định nơi phát sinh chi phí và nơi chịu chi phí. Nơi phát sinh chi phí có thể là phân xưởng, phòng ban, bộ phận sản xuất...Nơi chịu chi phí có thể là sản phẩm, lao vụ, công trình, đơn đặt hàng...
- Đối tượng tính giá thành: chính là các sản phẩm, công trình, vụ việc đã hoàn thành cần được tính giá thành
- Mỗi quan hệ giữ đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành:
- Đối tượng tập hợp chi phí cũng chính là đối tượng tính giá thành: công trình, hạng mục công trình vừa là đối tượng tập hợp chi phí, vừa là đối tượng tính giá thành.
- 1 đối tượng tập hợp chi phí lại bao gồm nhiều đối tượng tính giá thành: 1 phân xưởng sản xuất nhiều loại sản phẩm thì đối tượng tập hợp chi phí là phân xưởng, đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm sản xuất ra
- 1 đối tượng tính giá thành liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí: một sản phẩm được sản xuất phải trải qua nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn sản xuất sẽ là 1 đối tượng tập hợp chi phí
- Mỗi quan hệ giữ đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành:
- Kỳ tính giá thành: lập các khoảng thời gian để tính giá thành
- Tập hợp chi phí: tập hợp các chi phí phát sinh có liên quan tới tính giá thành. Bao gồm: chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí SX chung và chi phí sử dụng máy thi công. Có 2 phương pháp là tập hợp trực tiếp và tập hợp gián tiếp.
- Tỷ lệ phân bổ
- Phân bổ chi phí: là việc phân bổ chi phí gián tiếp cho các đối tượng tập hợp chi phí
- Khoản mục chi phí sản xuất:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: TK 621
- Chi phí nhân công trực tiếp: TK 622
- Chi phí sản xuất chung: TK 627
- Yếu tố chi phí:
- Chi phí nguyên vật liệu gồm:
- NVL trực tiếp: TK 621
- NVL gián tiếp: TK 6272 + TK 6273 + TK 6232 + TK 6233
- Chi phí nhân công:
- Nhân công trực tiếp: TK 622
- Nhân công gián tiếp: TK 6271 + TK 6231
- Chi phí khấu hao: TK 6274 + TK 6234
- Chi phí mua ngoài: TK 6277 + TK 6237
- Chi phí khác bằng tiền: TK 6278 + TK 6238
- Chi phí nguyên vật liệu gồm:
- Kết chuyển chi phí: là việc kết chuyển các khoản chi phí đã xác định cho từng đối tượng tập hợp chi phí sang tài khoản tính giá thành (TK154)
- Đánh giá sản phẩm dở dang: là việc tính toán, xác định phần chi phí sản xuất của các sản phẩm đang chế tạo dở để loại ra khỏi chi phí của sản phẩm hoàn thành
- Tổng giá thành thành phẩm: là toàn bộ chi phí bỏ ra để sản xuất toàn bộ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trong kỳ
- Giá thành đơn vị: là giá thành tính cho 1 đơn vị sản phẩm hoặc 1 loại sản phẩm nhất định
Đính kèm
Học thêm kiến thức tại: AMIS Blog | MISA Academy