Hướng dẫn tính giá thành trên AMIS.SME

Trạng thái
Không mở trả lời sau này.

Phạm Quốc Huỳnh

New Member
Nhân viên MISA
Giải pháp:
1. Các phương pháp tính giá thành
Theo kế toán quản trị, có 6 phương pháp tính giá thành:
  • Tính giá thành giản đơn (trực tiếp)
  • Tính giá thành theo hệ số
  • Tính giá thành theo tỷ lệ (định mức)
  • Tính giá thành theo phương pháp loại trừ sản phẩm phụ
  • Tính giá thành theo đơn đặt hàng
  • Tính giá thành theo phương pháp phân bước (liên tục và song song)
Hiện tại trong sản phẩm AMIS.SME đáp ứng được phương pháp sau:
  • Tính giá thành giản đơn (trực tiếp)
  • Tính giá thành theo hệ số
  • Tính giá thành theo tỷ lệ
  • Tính giá thành công trình, vụ việc
  • Tính giá thành theo đơn đặt hàng
  • Tính giá thành theo hợp đồng
  • Tính giá thành theo phương pháp phân bước (liên tục)
Lưu ý:

  • Với quyết định 15: tới phiên bản hiện tại là R45 (phát hành chính thức ngày 07/10/2014) đã tính được giá thành theo cả 7 phương pháp trên (trừ phương pháp phân bước song song chưa làm được).
  • Với quyết định 48: tới phiên bản hiện tại là R45 đang tính được giá thành theo tất cả các phương pháp trên, chỉ riêng với phương pháp phân bước (gồm: phân bước liên tục và phân bước song song) thì chưa đáp ứng được và cũng chưa có kế hoạch làm.
2. Một số khái niệm cơ bản
  • Đối tượng tập hợp chi phí: là phạm vi, giới hạn để tập hợp chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ. Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí thực chất là xác định nơi phát sinh chi phí và nơi chịu chi phí. Nơi phát sinh chi phí có thể là phân xưởng, phòng ban, bộ phận sản xuất...Nơi chịu chi phí có thể là sản phẩm, lao vụ, công trình, đơn đặt hàng...
  • Đối tượng tính giá thành: chính là các sản phẩm, công trình, vụ việc đã hoàn thành cần được tính giá thành
    • Mỗi quan hệ giữ đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành:
      • Đối tượng tập hợp chi phí cũng chính là đối tượng tính giá thành: công trình, hạng mục công trình vừa là đối tượng tập hợp chi phí, vừa là đối tượng tính giá thành.
      • 1 đối tượng tập hợp chi phí lại bao gồm nhiều đối tượng tính giá thành: 1 phân xưởng sản xuất nhiều loại sản phẩm thì đối tượng tập hợp chi phí là phân xưởng, đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm sản xuất ra
      • 1 đối tượng tính giá thành liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí: một sản phẩm được sản xuất phải trải qua nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn sản xuất sẽ là 1 đối tượng tập hợp chi phí
  • Kỳ tính giá thành: lập các khoảng thời gian để tính giá thành
  • Tập hợp chi phí: tập hợp các chi phí phát sinh có liên quan tới tính giá thành. Bao gồm: chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí SX chung và chi phí sử dụng máy thi công. Có 2 phương pháp là tập hợp trực tiếp và tập hợp gián tiếp.
  • Tỷ lệ phân bổ
  • Phân bổ chi phí: là việc phân bổ chi phí gián tiếp cho các đối tượng tập hợp chi phí
  • Khoản mục chi phí sản xuất:
    • Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: TK 621
    • Chi phí nhân công trực tiếp: TK 622
    • Chi phí sản xuất chung: TK 627
  • Yếu tố chi phí:
    • Chi phí nguyên vật liệu gồm:
      • NVL trực tiếp: TK 621
      • NVL gián tiếp: TK 6272 + TK 6273 + TK 6232 + TK 6233
    • Chi phí nhân công:
      • Nhân công trực tiếp: TK 622
      • Nhân công gián tiếp: TK 6271 + TK 6231
    • Chi phí khấu hao: TK 6274 + TK 6234
    • Chi phí mua ngoài: TK 6277 + TK 6237
    • Chi phí khác bằng tiền: TK 6278 + TK 6238
  • Kết chuyển chi phí: là việc kết chuyển các khoản chi phí đã xác định cho từng đối tượng tập hợp chi phí sang tài khoản tính giá thành (TK154)
  • Đánh giá sản phẩm dở dang: là việc tính toán, xác định phần chi phí sản xuất của các sản phẩm đang chế tạo dở để loại ra khỏi chi phí của sản phẩm hoàn thành
  • Tổng giá thành thành phẩm: là toàn bộ chi phí bỏ ra để sản xuất toàn bộ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trong kỳ
  • Giá thành đơn vị: là giá thành tính cho 1 đơn vị sản phẩm hoặc 1 loại sản phẩm nhất định
 

Đính kèm

Học thêm kiến thức tại: AMIS Blog | MISA Academy

Phạm Quốc Huỳnh

New Member
Nhân viên MISA
3. Hướng dẫn chi tiết từng phương pháp
3.1: Tính giá thành theo phương pháp giản đơn
Loại hình đơn vị thường áp dụng
:
Áp dụng với doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất liên tục, khép kín, kết thúc quy trình tạo ra 1 sản phẩm, đối tượng tâp hợp chi phí cũng chính là đối tượng tính giá thành. Ví dụ: Doanh nghiệp sản xuất bê tông, cọc bê tông, tấm cách nhiệt, bao bì xốp...
Công thức tính:
View attachment 848
Trong đó:
Z: Tổng giá thành
Qht: Tổng số lượng sản phẩm sản xuất hoàn thành
z: Giá thành đơn vị
Hướng dẫn trên phần mềm:
  • Khai báo VTHH, thành phẩm
  • Tạo đối tượng THCP: phân biệt đối tượng THCP và công trình vụ việc trong chương trình như sau
    • Đối tượng THCP: Dùng cho việc tính giá thành sản xuất liên tục (có tạo ra các thành phẩm và có nhập kho thành phẩm)
    • Công trình vụ việc: Dùng cho việc tính giá thành các công trình, vụ việc: (xây dựng nhà, công trình, tính giá thành các gói lắp đặt, dịch vụ...) và không có nhập kho thành phẩm
  • Lập kỳ tính giá thành
  • Lập các chứng từ chi phí phát sinh trong kỳ
  • Phân bổ chi phí: chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí CCDC, chi phí chung
  • Đánh giá dở dang: có 3 phương pháp đánh giá giá trị của sản phẩm dở dang
    • Theo NVL chính trực tiếp hoặc NVL trực tiếp: hiện tại trên chương trình chỉ đánh giá theo NVL trực tiếp
    • Theo mức độ hoàn thành tương đương
    • Theo chi phí định mức
    Chi tiết các phương pháp đánh giá dở dang: xem tài liệu tại đây

  • Kết chuyển chi phí
  • Nhập kho thành phẩm
  • Tính giá thành
Chi tiết các bước tính giá thành theo phương pháp giản đơn: xem tài liệu tại đây
3.2: Tính giá thành theo hệ số, tỷ lệ
Loại hình đơn vị thường áp dụng
:
Áp dụng cho các doanh nghiệp có quy trình sản xuất tạo ra nhiều sản phẩm/nhóm sản phẩm khác nhau. Trong đó, đối tượng tập hợp chi phí là toàn bộ quy trình công nghệ và đối tượng tính giá thành là từng sản phẩm/nhóm sản phẩm hoàn thành. Ví dụ: doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng như sản xuất đá các loại, gạch các loại,...
Công thức tính:

Xem tài liệu tại đây: Phần 2.2. Công thức tính một số phương pháp chủ yếu (trang 5->trang 7 của tài liệu)
Hướng dẫn trên phần mềm:
Tương tự như quy trình tính giá thành giản đơn, lưu ý:
  • Tại bước khai báo thành phẩm, khai báo thêm cả bên Tab Định mức giá thành để phục vụ cho việc tính ra hệ số, tỷ lệ giá thành sau này
  • Xác định tỷ lệ phân bổ giá thành trước khi lập bảng tính giá thành
Chi tiết các bước tính giá thành theo phương pháp hệ số, tỷ lệ: xem tài liệu tại đây
3.3: Tính giá thành công trình, vụ việc
Loại hình đơn vị thường áp dụng

Áp dụng đối với các doanh nghiệp xây dựng có các công trình như: nhà ở, đường xá, cầu đường... với nhiều hạng mục công trình con. Đối tượng tập hợp chi phí sẽ gắn với các các mục con, cuối cùng sẽ được tổng hợp lại thành giá thành chung của cả công trình.
Công thức tính

Nếu trong kỳ công trình xây dựng hoàn thành và được nghiệm thu thì toàn bộ chi phí phát sinh cho công trình đó chính là giá thành của công trình (nên thực chất tính giá thành công trình vụ việc chính là tính giá thành giản đơn, tập hợp hết chi phí cho công trình đó). Những công trình chưa hoàn thành thì toàn bộ chi phí của công trình đó đã phát sinh cứ để nguyên hoặc là kết chuyển sang TK 154 (là dở dang cuối kỳ), sau đó tới kỳ sau khi nào hoàn thành sẽ nghiệm thu công trình.
Hướng dẫn trên phần mềm
Các bước thực hiện tương tự như quy trình tính giá thành giản đơn, chỉ lưu ý sau:
  • Khai báo công trình/vụ việc: khai báo trong phần Danh mục\Chi phí\Công trình, vụ việc: khai báo công trình lớn và các hạng mục con (nếu có)
  • Cuối kỳ thực hiện nghiệm thu công trình: thực hiện như sau: vào Nghiệp vụ\giá thành\công trình\nghiệm thu
Chi tiết các bước tính giá thành công trình vụ việc: xem tài liệu tại đây
 
Học thêm kiến thức tại: AMIS Blog | MISA Academy

Phạm Quốc Huỳnh

New Member
Nhân viên MISA
4.4: Tính giá thành theo đơn đặt hàng
Loại hình đơn vị thường áp dụng

  • Áp dụng đối với các doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng như: giày da, may mặc, phim ảnh, băng đĩa nhặc... Đơn đặt hàng có thể chỉ sản xuất một sản phẩm riêng biệt hoặc một số sản phẩm cùng loại. Đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành chính là là cả đơn đặt hàng.
  • Thông thường mục đích của việc tính giá thành theo đơn hàng là để xác định giá vốn của thương vụ là bao nhiêu, không quan tâm đến đơn giá của từng sản phẩm. Ví dụ: có đơn hàng đặt 30 bộ bàn ghế ăn, tính giá thành xong thì toàn bộ số bàn ghế này sẽ được bàn giao thẳng cho khách hàng mà không nhập kho.
Công thức tính
Nếu trong kỳ đơn đặt hàng sản xuất hoàn thành thì toàn bộ chi phí phát sinh cho đơn đặt hàng đó chính là giá thành của đơn đặt hàng ( nên thực chất tính giá thành đơn hàng chính là tính giá thành giản đơn, tập hợp hết chi phí cho đơn hàng đó). Những đơn đặt hàng chưa hoàn thành thì toàn bộ chi phí của đơn hàng đó đã phát sinh cứ để nguyên hoặc là kết chuyển sang TK 154 (là dở dang cuối kỳ), sau đó tới kỳ sau khi nào hoàn thành sẽ nghiệm thu đơn hàng.
Hướng dẫn trên phần mềm
  • Khai báo VTHH, Thành phẩm
  • Khai báo đơn đặt hàng: tích vào tính giá thành
  • Lập kỳ tính giá thành
  • Lập các chứng từ chi phí phát sinh trong kỳ
  • Phân bổ chi phí: chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí CCDC, chi phí chung
  • Kết chuyển chi phí
  • Nghiệm thu
  • Báo cáo: Tổng hợp lãi lỗ, chi tiết lãi lỗ
Chi tiết các bước tính giá thành đơn hàng: xem tài liệu tại đây
 
Học thêm kiến thức tại: AMIS Blog | MISA Academy

Phạm Quốc Huỳnh

New Member
Nhân viên MISA
5.5: Tính giá thành theo hợp đồng

Loại hình đơn vị thường áp dụng
  • Áp dụng đối với các doanh nghiệp sản xuất theo hợp đồng, với đối tượng tập hợp chi phí sẽ là các các hợp đồng cụ thể.
  • Thông thường mục đích của việc tính giá thành theo hợp đồng là để xác định giá trị của thương vụ là bao nhiêu, không quan tâm đến đơn giá của từng hàng hoá trong hợp đồng. Ví dụ: có hợp đồng đặt 7 bức tranh hoa, 8 bức tranh chữ và 10 bức tranh chân dung, sau khi tính giá thành xong thì toàn bộ số tranh này sẽ được bàn giao thẳng cho khách hàng mà không nhập kho
Công thức tính

Nếu trong kỳ hợp đồng sản xuất hoàn thành thì toàn bộ chi phí phát sinh cho hợp đồng đó chính là giá thành của hợp đồng. Những hợp đồng nào chưa hoàn thành thì toàn bộ chi phí của hợp đồng đó đã phát sinh cứ để nguyên hoặc là kết chuyển sang TK 154 (là dở dang cuối kỳ), sau đó tới kỳ sau khi nào hoàn thành sẽ nghiệm thu hợp đồng.
Hướng dẫn trên phần mềm

  • Khai báo VTHH, thành phẩm
  • Khai báo hợp đồng được tính giá thành
  • Lập kỳ tính giá thành
  • Lập các chứng từ phát sinh trong kỳ
  • Phân bổ chi phí
  • Kết chuyển chi phí
  • Nghiệm thu hợp đồng
  • Báo cáo: Tổng hợp lãi lỗ, chi tiết lãi lỗ
Lưu ý: Các bước tính giá thành tương tự như tính giá thành của Đơn đặt hàng, chỉ khác bước khai báo hợp đồng trong phân hệ Hợp đồng\hợp đồng bán: tích vào nút "Tính giá thành", tình trạng hợp đồng là "Đang thực hiện", đồng thời khai báo các hàng hóa xuất bán trong hợp đồng đó ở Tab "Hàng hóa, dịch vụ",
Chi tiết các bước tính giá thành theo hợp đồng: xem tài liệu tại đây
 
Học thêm kiến thức tại: AMIS Blog | MISA Academy

Phạm Quốc Huỳnh

New Member
Nhân viên MISA
6.6: Tính giá thành theo phương pháp phân bước liên tục
Loại hình đơn vị áp dụng

  • Áp dụng cho các doanh nghiệp có quy trình sản xuất sản phẩm trải qua nhiều giai đoạn công nghệ và kết thúc mỗi giai đoạn công nghệ sẽ tạo ra nửa thành phẩm. Các nửa thành phẩm đó sẽ được chuyển sang giai đoạn sau để tiếp tục chế biến cho tới khi tạo ra thành phẩm hoàn chỉnh ở giai đoạn cuối cùng
  • Đối tượng tập hợp chi phí là: các phân xưởng, giai đoạn công nghệ.
  • Đối tượng tính giá thành là: thành phẩm ở giai đoạn cuối hoặc các nửa thành phẩm ở từng giai đoạn và thành phẩm ở giai đoạn cuối.
  • Phương pháp tính giá thành phân bước được chia thành 2 loại:
    • Phương pháp phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm (phân bước liên tục)
    • Phương pháp phân bước không tính giá thành nửa thành phẩm (phân bước song song)->chương trình chưa đáp ứng được.
  • Ví dụ: Sản xuất bàn, ghế, tủ từ gỗ => với quy trình giá thành gồm 2 công đoạn:
    • Công đoạn 1: mua gỗ để ghép thành gỗ lớn => tính giá thành các tấm gỗ lớn
    • Công đoạn 2: xuất gỗ để sản xuất bàn, ghế, tủ = > tính giá thành của bàn, ghế, tủ
Công thức tính phương pháp phân bước liên tục
Phương pháp tính giá thành phân bước liên tục là tổng hợp của các phương pháp tính giá thành còn lại (giản đơn, hệ số, tỷ lệ). Tức là quy trình sản xuất gồm nhiều giai đoạn, sẽ phải tính giá thành cho các nửa thành phẩm ở từng giai đoạn, trong mỗi giai đoạn có thể tính giá thành theo 1 trong các phương pháp sau: giản đơn, hệ số, tỷ lệ. Do đó công thức tính chính là công thức của các phương pháp: giản đơn, hệ số, tỷ lệ (xem lại công thức ở các phần trên đã hướng dẫn)
Hướng dẫn trên phần mềm
  • Khai báo VTHH, Thành phẩm
  • Khai báo quy trình tính giá thành
  • Khai báo các công đoạn của quy trình: lưu ý phân biệt rõ 2 lựa chọn sau:
    • Tập hợp chi phí đến công đoạn: Nếu chi phí phát sinh không tập hợp chi tiết được tới từng sản phẩm trong giai đoạn, mà chỉ tập hợp chung được cho cả giai đoạn thì khi khai báo giai đoạn tích chọn "Tập hợp chi phí đến công đoạn".
      • Nếu trong công đoạn chỉ sản xuất ra 1 thành phẩm, mà tích chọn "tập hợp chi phí đến công đoạn" thì khi đó đối tượng tập hợp chi phí cũng chính là đối tượng tính giá thành luôn->công đoạn này có thể tính giá thành theo phương pháp giản đơn, hệ số, tỷ lệ
      • Nếu trong công đoạn sản xuất ra >= 2 thành phẩm, mà tích chọn "tập hợp chi phí đến công đoạn" thì khi đó được hiểu là 1 đối tượng tập hợp chi phí có >= 2 đối tượng tính giá thành->công đoạn này có thể tính giá thành theo phương pháp hệ số hoặc tỷ lệ (không tính được theo phương pháp giản đơn)
    • Tập hợp chi phí đến sản phẩm: Nếu chi phí phát sinh có tập hợp chi tiết được tới từng sản phẩm trong giai đoạn đó thì khi khai báo giai đoạn tích chọn "Tập hợp chi phí đến sản phẩm"
      • Nếu trong công đoạn này sản xuất ra 1 thành phẩm, mà tích chọn "tập hợp chi phí đến sản phẩm", thì khi đó đối tượng tập hợp chi phí cũng chính là đối tượng tính giá thành ->giai đoạn này có thể áp dụng phương pháp tính giá thành theo giản đơn, hệ số hoặc tỷ lệ
      • Nếu trong công đoạn này sản xuất ra >= 2 thành phẩm, mà tích chọn "tập hợp chi phí đến sản phẩm", thì khi đó 1 đối tượng tập hợp chi phí có >= 2 đối tượng tính giá thành->giai đoạn này có thể áp dụng phương pháp tính giá thành theo hệ số hoặc tỷ lệ (không tính được theo phương pháp giản đơn)
  • Lập ký tính giá thành: lập kỳ tính giá thành chọn đối tượng THCP là cả quy trình (khi đó sẽ bao gồm tất cả các công đoạn trong quy trình đó)
  • Tập hợp chi phí: tập hợp đồng thời tất cả các chứng từ chi phí cho giai đoạn 1 và giai đoạn 2, bao gồm cả việc nhập kho thành phẩm của giai đoạn 1 và xuất kho thành phẩm của giai đoạn 1 để sản xuất cho giai đoạn 2
  • Phân bổ chi phí: giai đoạn nào có chi phí chung (chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí phân bổ CCDC, chi phí sản xuất chung) thì thực hiện phân bổ
  • Tính giá thành bán thành phẩm, thành phẩm: quy trình sản xuất có bao nhiêu công đoạn thì người dùng phải tính giá thành của từng đấy lần
  • Kết chuyển chi phí của quy trình: kết chuyển toàn bộ chi phí của tất cả các giai đoạn trong 1 chứng từ
Chi tiết các bước tính giá thành theo phương pháp phân bước liên tục: xem tài liệu tại đây
 
Học thêm kiến thức tại: AMIS Blog | MISA Academy

Phạm Quốc Huỳnh

New Member
Nhân viên MISA
Lưu ý:
  • Nếu đơn vị áp dụng nhiều phương pháp tính giá thành có chung một kỳ tính giá thành thì chỉ cần lập một lần kỳ tính giá thành cho tất cả các phương pháp đó. Khi đó, người dùng sẽ phải tích chọn nhiều đối tượng tập hợp chi phí trong kỳ tính giá thành đó.
  • Tính giá thành theo Quyết định 48: các bước thực hiện tương tự như tính giá thành theo quyết định 15, chỉ khác là: bước tập hợp chi phí (nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, sản xuất chung) thay vì tập hợp vào từng tài khoản 621, 622, 627 theo quyết định 15 thì sẽ tập hợp chung vào TK 154 và chọn Khoản mục chi phí (nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp sản xuất chung) (giống như chọn khoản mục chi phí trên sản phẩm MISA SME.NET 2012).
  • Link bài tập thực hành giá thành: xem tại đây
 
Học thêm kiến thức tại: AMIS Blog | MISA Academy
Trạng thái
Không mở trả lời sau này.
Top