Tổng quan cách xử lý các trường hợp hóa đơn điện tử sai sót trên Nghị định 123

MISA xin đưa ra tổng quan 5 trường hợp xử lý hóa đơn điện tử sai sót theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP:

- Trường hợp 1: Người bán phát hiện HDDT đã được cấp mã của cơ quan thuế chưa gửi cho người mua, phát hiện có sai sót
- Trường hợp 2: HDDT đã gửi người mua; phát hiện sai sót tên, địa chỉ, không sai thông tin khác
- Trường hợp 3: Hóa đơn điện tử đã gửi người mua; phát hiện sai sót mã số thuế, số tiền, tiền thuế, quy cách chất lượng HHDV
- Trường hợp 4: Hóa đơn điện tử đã phát hành theo NĐ51, phát hiện sai sót khi đang sử dụng hóa đơn điện tử theo NĐ123
- Trường hợp 5: Cơ quan thuế phát hiện HDDT có mã của cơ quan thuế hoặc HDDT không có mã của cơ quan thuế đã lập có sai sót

Để biết rõ hơn cách xử lý, Anh/Chị xem video hướng dẫn tổng quan và cách xử lý chi tiết tại video dưới đây nhé!


LƯU Ý:

- Hiện nay một số chi cục thuế yêu cầu phải gửi 4/SS-HĐĐT lên và được duyệt mới được phép Hủy/thay thế/điều chỉnh, Anh/Chị liên hệ cán bộ thuế địa phương để được hướng dẫn cụ thể.

- Trường hợp hóa đơn điện tử đã lập có sai sót và người bán đã xử lý theo hình thức điều chỉnh hoặc thay thế theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 19 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, sau đó lại phát hiện hóa đơn tiếp tục có sai sót thì các lần xử lý tiếp theo người bán sẽ thực hiện theo hình thức đã áp dụng khi xử lý sai sót lần đầu (Ví dụ: xuất hóa đơn số 1 bị sai, sau đó lập hóa đơn số 2 điều chỉnh nhưng bị sai thì NNT phải xuất tiếp hóa đơn điều chỉnh số 3)

- Riêng đối với nội dung về giá trị trên hóa đơn có sai sót thì: điều chỉnh tăng (ghi dấu dương), điều chỉnh giảm (ghi dấu âm) đúng với thực tế điều chỉnh

- Trường hợp khó xác định do tình huống phức tạp, Anh/Chị liên hệ cán bộ thuế địa phương để được hướng dẫn cụ thể.

Trân trọng cám ơn!
 
Học thêm kiến thức tại: AMIS Blog | MISA Academy
Top