Lê Văn Cát Tường
Member
Câu hỏi: Tại sao số rút Có 1121 của đơn vị không khớp với số chi Nợ 8142? Hoặc sao Có 1121 đã bằng Nợ 8142 mà lại lệch với Có 008?
Luồng nghiệp vụ thường là:
Bước 01: In bảng cân đối tài khoản để nhìn qua số liệu của các TK. Mục đích để nhìn lại số dư của các TK như 1121, 332, 334, 8142 đã khớp đúng về mặt số học. Ví dụ TK 1121 không thể có số dư âm, TK 332 và 334 nếu không nợ bảo hiểm, không nợ cán bộ công nhân viên thì số dư sẽ phải = 0.
Bước 02: Vào tìm kiếm tìm Có 1121 Thực chi bằng bao nhiêu? Nợ 8142/Có 8192 Thanh toán tạm ứng bằng bao nhiêu? Hai số liệu này cộng lại đã bằng Có 008 chưa? Nếu chưa phải xem tiếp vì sao lại lệch? Thường lệch do làm thừa bút toán Có 008 ở chứng từ nghiệp vụ khác. Nếu không có phát sinh Có 008 ở nghiệp vụ khác mà chỉ là chứng từ ghi đồng thời mà lệch thì cần chạy Bảo trì dữ liệu để phần mềm sinh lại Có 008 cho những bút toán Có 1121 Thực chi và Nợ 8142/Có 8192 Thanh toán tạm ứng. Có trường hợp để nhầm Có 1121 nghiệp vụ là Không chọn hoặc Chi từ tạm ứng trong khi đó đúng phải là Thực chi. Ví dụ khi đơn vị tính chi phí bảo hiểm là Nợ 8142/Có 332, sau đó Nợ 332/Có 1121 Chi từ tạm ứng dẫn đến lúc này phần mềm không sinh ra Có 008 trong khi đó đơn vị so sánh Có 1121 đã bằng Nợ 8142 mà lệch với Có 008.
Bước 03: Vào tìm kiếm tìm Nợ 8142 bằng bao nhiêu? Số này đã đúng theo số chi của đơn vị hay chưa? Ví dụ người sử dụng thấy số chi của đơn vị là A đồng nhưng hiện nay tìm kiếm lại là B đồng thì phải xem tiếp từng quý, từng tháng xem ở quý nào, tháng nào bị thừa hay thiếu? Từ đó mới xử lý tiếp để đảm bảo khi tìm kiếm Tổng Nợ 8142 – Tổng Có 8142 phải bằng số chi mà của đơn vị và bằng số liệu khi in báo cáo quyết toán chi theo MLNS.
Bước 04: Sau khi so chiếu số rút đúng rồi (tức Có 1121 Thực chi + Nợ 8142/Có 8192 Thanh toán tạm ứng = Có 008 = Dự toán rút trên báo cáo B07-X Bảng đối chiếu dự toán KPNS tại Kho bạc nhà nước), số chi đã khớp với số thực tế của đơn vị (Tức Nợ 8142 – Có 8142 tìm kiếm = số chi thực tế của đơn vị = số chi khi in báo cáo B03b-X Báo cáo quyết toán chi ngân sách xã theo MLNS) thì chúng ta nhìn lại Có 1121 đã bằng Nợ 8142 chưa? Nếu chưa thì chúng ta dùng Báo cáo đối chiếu số rút và chi in tại nhóm Báo cáo đặc thù\Báo cáo kho bạc để xác định xem lệch ở Mục nào. Sau khi đã chỉ ra được lệch ở Mục nào thì quay ra in Sổ chi tiết số rút và chi để nhìn các phát sinh của Mục lệch đó, tiếp tục nhìn lại phát sinh rút và phát sinh chi của Mục đó để tìm ra sai do đâu rồi sửa tiếp.
Tóm lại với vướng mắc này cần tổng quát lại logic nghiệp vụ, so chiếu để tìm ra do đâu mà lệch để từ đó xử lý tiếp. Sử dụng công cụ Tìm kiếm; báo cáo đối chiếu số rút và chi; sổ đối chiếu số rút và chi.
Hình ảnh công cụ minh họa:
Luồng nghiệp vụ thường là:
- Khi rút tiền ở kho bạc về Nợ 111/Có 1121 Thực chi sau đó chi ra là Nợ 8142/Có 111, hoặc hạch toán chi phí lương, bảo hiểm là Nợ 8142/Có 332, 334 rồi chi ra là Nợ 332, 334/Có 111.
- Khi rút tiền ở kho bạc về Nợ 111/Có 1121 Tạm ứng sau đó chi ra là Nợ 8192/Có 111, khi thanh toán với kho bạc Nợ 8142/Có 8192 thanh toán tạm ứng
- Khi rút tiền ở kho bạc dưới dạng thực chi chuyển khoản hạch toán Nợ 8142/Có 1121
- Khi rút tiền ở kho bạc về dưới dạng tạm ứng chuyển khoản hạch toán Nợ 8192/Có 1121, sau này khi thanh toán sẽ là Nợ 8142/Có 8192 thanh toán tạm ứng.
Bước 01: In bảng cân đối tài khoản để nhìn qua số liệu của các TK. Mục đích để nhìn lại số dư của các TK như 1121, 332, 334, 8142 đã khớp đúng về mặt số học. Ví dụ TK 1121 không thể có số dư âm, TK 332 và 334 nếu không nợ bảo hiểm, không nợ cán bộ công nhân viên thì số dư sẽ phải = 0.
Bước 02: Vào tìm kiếm tìm Có 1121 Thực chi bằng bao nhiêu? Nợ 8142/Có 8192 Thanh toán tạm ứng bằng bao nhiêu? Hai số liệu này cộng lại đã bằng Có 008 chưa? Nếu chưa phải xem tiếp vì sao lại lệch? Thường lệch do làm thừa bút toán Có 008 ở chứng từ nghiệp vụ khác. Nếu không có phát sinh Có 008 ở nghiệp vụ khác mà chỉ là chứng từ ghi đồng thời mà lệch thì cần chạy Bảo trì dữ liệu để phần mềm sinh lại Có 008 cho những bút toán Có 1121 Thực chi và Nợ 8142/Có 8192 Thanh toán tạm ứng. Có trường hợp để nhầm Có 1121 nghiệp vụ là Không chọn hoặc Chi từ tạm ứng trong khi đó đúng phải là Thực chi. Ví dụ khi đơn vị tính chi phí bảo hiểm là Nợ 8142/Có 332, sau đó Nợ 332/Có 1121 Chi từ tạm ứng dẫn đến lúc này phần mềm không sinh ra Có 008 trong khi đó đơn vị so sánh Có 1121 đã bằng Nợ 8142 mà lệch với Có 008.
Bước 03: Vào tìm kiếm tìm Nợ 8142 bằng bao nhiêu? Số này đã đúng theo số chi của đơn vị hay chưa? Ví dụ người sử dụng thấy số chi của đơn vị là A đồng nhưng hiện nay tìm kiếm lại là B đồng thì phải xem tiếp từng quý, từng tháng xem ở quý nào, tháng nào bị thừa hay thiếu? Từ đó mới xử lý tiếp để đảm bảo khi tìm kiếm Tổng Nợ 8142 – Tổng Có 8142 phải bằng số chi mà của đơn vị và bằng số liệu khi in báo cáo quyết toán chi theo MLNS.
Bước 04: Sau khi so chiếu số rút đúng rồi (tức Có 1121 Thực chi + Nợ 8142/Có 8192 Thanh toán tạm ứng = Có 008 = Dự toán rút trên báo cáo B07-X Bảng đối chiếu dự toán KPNS tại Kho bạc nhà nước), số chi đã khớp với số thực tế của đơn vị (Tức Nợ 8142 – Có 8142 tìm kiếm = số chi thực tế của đơn vị = số chi khi in báo cáo B03b-X Báo cáo quyết toán chi ngân sách xã theo MLNS) thì chúng ta nhìn lại Có 1121 đã bằng Nợ 8142 chưa? Nếu chưa thì chúng ta dùng Báo cáo đối chiếu số rút và chi in tại nhóm Báo cáo đặc thù\Báo cáo kho bạc để xác định xem lệch ở Mục nào. Sau khi đã chỉ ra được lệch ở Mục nào thì quay ra in Sổ chi tiết số rút và chi để nhìn các phát sinh của Mục lệch đó, tiếp tục nhìn lại phát sinh rút và phát sinh chi của Mục đó để tìm ra sai do đâu rồi sửa tiếp.
Tóm lại với vướng mắc này cần tổng quát lại logic nghiệp vụ, so chiếu để tìm ra do đâu mà lệch để từ đó xử lý tiếp. Sử dụng công cụ Tìm kiếm; báo cáo đối chiếu số rút và chi; sổ đối chiếu số rút và chi.
Hình ảnh công cụ minh họa:
Học thêm kiến thức tại: AMIS Blog | MISA Academy