Hướng dẫn sử dụng phân hệ tiền lương trong MISA Mimosa.NET 2014

TRINH NGUYỄN

Member
Thành viên BQT
Phần I: Các khái niệm cơ bản
  • Lương ngạch bậc:
    • Ngạch tương ứng với ngành nghề (VD: Ở MISA có ngạch Kinh doanh (Trong kinh doanh lại có Giám đốc, trưởng phòng, ...) hoặc ngạch Tư vấn (Trong đó có Giám đốc, trưởng phòng, nhân viên,...)
    • Bậc là các nấc trong từng ngạch (VD: Nhân viên sẽ có Nhân viên bậc 1, bậc 2, ....
  • Truy lĩnh lương: Truy lĩnh lương việc người lao động (NLĐ) được nhận phần lương còn thiếu trước đó cho mình.
    Ví dụ: NLĐ được nâng lương từ tháng 1, nhưng đến tháng 6 mới có quyết định, và khi đó cơ quan mới thực hiện việc truy lĩnh lương mới và NLĐ sẽ nhận được phần tăng thêm từ tháng 1 đến tháng 6.
  • Phụ cấp thâm niên vượt khung: Là một khoản phụ cấp được áp dụng cho các đối tượng xếp lương chuyên môn, nghiệp vụ (cán bộ công chức, viên chức) sau 3 năm đã hưởng bậc lương cuối cùng trong ngạch thì được hưởng phụ cấp bằng 5% mức lương của bậc cuối cùng, từ năm thứ tư trở đi mỗi năm được tăng thêm 1%.
  • Thu nhập thường xuyên: Là các khoản thu nhập có tính lặp đi, lặp lại và ổn định. Ví dụ: Các khoản thu nhập dưới các hình thức tiền lương, tiền công, tiền thù lao, ...
  • Thu nhập không thường xuyên: là các khoản thu nhập phát sinh theo từng lần, từng đợt riêng lẻ, không có tính chất đều đặn. Ví dụ: Thu nhập về quà biếu, quà tặng
  • Khấu trừ thường xuyên: MISA định nghĩa là các khoản khấu trừ như Bảo hiểm, KPCĐ,
  • Khấu trừ không thường xuyên: MISA định nghĩa là các khoản khác như tiền ủng hộ
Phần II: Hướng dẫn sử dụng

Khai báo thông tin ban đầu:
- Khai báo Phòng ban: Xem hướng dẫn tại đây
- Thiết lập quy định về lương, thuế, Bảo hiểm. Xem hướng dẫn tại đây
- Khai báo các khoản lương. Xem hướng dẫn tại đây
- Khai báo cán bộ: Xem hướng dẫn tại đây

Tính lương
B1: Lập các bảng phát sinh (Nếu có) như:

  • Bảng tổng hợp ngày nghỉ, làm thêm: Lưu ý: Nếu cán bộ có >0 ngày nghỉ thai sản được nhập trong cột nghỉ thai sản thì lương của cán bộ đó cả tháng sẽ được tính bằng 0. Xem hướng dẫn thao tác tại đây
  • Bảng tổng hợp các khoản thu nhập không thường xuyên: Xem hướng dẫn tại đây
  • Bảng tổng hợp các khoản khấu trừ không thường xuyên: Xem hướng dẫn tại đây
  • Bảng truy lĩnh lương: Xem hướng dẫn tại đây
B2: Lập bảng lương: Khi đó trên bảng lương sẽ xuất hiện các thông tin về các bảng tổng hợp trên thành các cột trong bảng lương. Xem hướng dẫn tại đây
B3: Hạch toán chi phí lương: Xem hướng dẫn tại đây . Lưu ý các khái niệm:
  • Hạch toán toàn bộ lương phát sinh: Hệ thống sẽ tự động sinh tất cả các bút toán hạch toán liên quan đến bảng lương trên cùng một chứng từ hạch toán và hạch toán 661/334: 100%, và 334/332 số tiền khấu trừ vào lương
  • Hạch toán trên số lương đã trừ các khoản bảo hiểm, kinh phí công đoàn, Thuế TNCN: Hệ thống sẽ sinh ra bút toán chỉ hạch toán khoản chi phí đã trừ bảo hiểm, ... và hạch toán 661/334: 88.5%
  • Hạch toán bảo hiểm: Hệ thống sẽ sinh ra bút toán hạch toán các khoản bảo hiểm khấu trừ, cơ quan đóng
  • Hạch toán kinh phí công đoàn: Hệ thống sẽ sinh ra bút toán hạch toán các khoản kinh phí công đoàn khấu trừ và cơ quan đóng
  • Hạch toán thuế TNCN: Hệ thống sẽ sinh ra bút toán hạch toán thuế TNCN
  • Phân bổ nguồn: Cho phép phân bổ số tiền lương theo từng nguồn. VD: Nguồn ngân sách tỉnh, nguồn học phí
B4: Tính thuế TNCN: Xem hướng dẫn tại đây. Lưu ý sau khi tính thuế TNCN thì mới cập nhật vào bảng lương để tính ra số thực lĩnh của từng cá nhân
B5A: Trả lương: Xem hướng dẫn tại đây. Lưu ý các khái niệm
  • Trả các khoản thuộc nguồn ngân sách: Trường hợp đơn vị trả riêng các khoản lương hưởng từ nguồn ngân sách và các khoản lương hưởng từ nguồn thu của đơn vị. Khi thực hiện trả các khoản lương hường từ nguồn ngân sách, thực hiện chọn: Trả các khoản thuộc nguồn ngân sách. Chương trình sẽ căn cứ vào thông tin Nguồn hưởng lương của từng khoản lương để xác định số tiền thực lĩnh của từng cán bộ là tổng số tiền của các khoản lương có Nguồn thuộc nguồn Ngân sách. Chỉ tính được với các khoản lương thiết lập theo nguồn không trả theo phần phân bổ chi phí
  • Trả các khoản không thuộc nguồn ngân sách: Khi thực hiện trả các khoản lương hường từ nguồn thu của đơn vị, thực hiện chọn: Trả các khoản không thuộc nguồn ngân sách. Chương trình sẽ căn cứ vào thông tin Nguồn hưởng lương của từng khoản lương để xác định số tiền thực lĩnh của từng cán bộ là tổng số tiền của các khoản lương có Nguồn không thuộc nguồn Ngân sách.
  • Toàn bộ số còn phải trả: Trường hợp đơn vị trả 1 lần tất cả các khoản lương trong kỳ chon cán bộ. Thực hiện chọn: Trả toàn bộ số còn phải trả. Chương trình sẽ tính tổng tất cả các khoản phải trả cán bộ trên bảng lương (sau khi đã trừ các khoản khấu trừ) thành số tiền thực lĩnh của cán bộ trên chứng từ trả lương.
B5B: Nộp bảo hiểm: Xem hướng dẫn tại đây. Lưu ý các khái niệm
  • Trên toàn bộ số phát sinh: Trường hợp khi nộp bảo hiểm, đơn vị thực hiện nộp toàn bộ số Bảo hiểm phát sinh trên bảng lương (bao gồm cả bảo hiểm trừ vào lương, bảo hiểm cơ quan đóng) và không xét đết số tiền ốm đau phải trả cho cán bộ trong kỳ. -> thực hiện chọn: Tính số nộp kỳ này trên toàn bộ số phát sinh.
  • Sau khi giữ lại 2% quỹ ốm đau: Trường hợp khi nộp bảo hiểm, đơn vị thực hiện giữ lại 2% quỹ ốm đau để sử dụng tại đơn vị. -> thực hiện chọn: Tính số nộp kỳ này Sau khi giữ lại 2% quỹ ốm đau. Chương trình sẽ tự động tính số nộp kỳ này bằng số bảo hiểm phát sinh trên bảng lương (bao gồm cả bảo hiểm trừ vào lương, bảo hiểm cơ quan đóng) - 2%Tiền quỹ ốm đau được trừ từ tiền bảo hiểm xã hội cơ quan đóng.
  • Sau khi trừ tiền bảo hiểm trả thay lương: Trường hợp đơn vị tự cấn trừ số tiền bảo hiểm trả thay lương cho cán bộ trước khi nộp tiền bảo hiểm -> Thực hiện chọn: Tính số nộp kỳ này: Sau khi trừ tiền bảo hiểm xã hội trả thay lương. Chương trình sẽ tự động tính số nộp kỳ này bằng số tiền phát sinh trên bảng lương (bao gồm cả bảo hiểm trừ vào lương, bảo hiểm cơ quan đóng) - Cột bảo hiểm xã hội trả thay lương trên bảng lương (số tiền này sẽ được trừ vào tiền bảo hiểm xã hội cơ quan đóng)
B5C: Nộp thuế TNCN: Xem hướng dẫn tại đây
 
Sửa lần cuối:
Học thêm kiến thức tại: AMIS Blog | MISA Academy

phuong1909

New Member
Hỏi về vấn đề chỉnh sửa bảng tính lương trong phần mềm misa
Em có 1 câu hỏi, tại DN của em trong phần lương sẽ bao gồm: lương cơ bản, lương doanh số nhưng có thêm mục phạt nhân viên do đi làm muộn hoặc nhân viên làm sai bị phạt, em đang muốn thể hiện mục đó nhưng hiện tại bảng tính lương của misa ko có mục đó. Vậy a/c có thể cho e biết misa có thể thêm các mục khác trên bảng tính lương đc ko, và nếu có thì cách làm như thế nào
Mong nhận được phản hồi từ a/c, e cảm ơn
 
Học thêm kiến thức tại: AMIS Blog | MISA Academy

Trần Yến Chi

Moderator
Thành viên BQT
Nhân viên MISA
Thưa Quý khách hàng!
Quý khách vui lòng cho biết đang dùng MISA gì vậy ạ?
MISA đang thấy Quý khách up bài ở sản phẩm MISA của đơn vị HCSN.
Trân trọng cảm ơn!
 
Học thêm kiến thức tại: AMIS Blog | MISA Academy
Top