Hướng dẫn hạch toán lĩnh vực kinh doanh nhà hàng, ăn uống (phương pháp kiểm kê định kỳ)

Lê Bão Sơn

Moderator
Thành viên BQT
Nhân viên MISA
Video hướng dẫn hạch toán và quản lý trong lĩnh vực nhà hàng ăn uống (phương pháp kiểm kê định kỳ)

Ghé qua và ĐĂNG KÝ kênh Học MISA Online ngay để nhận video hướng dẫn mới của MISA nhé!




1. Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh

A. Hạch toán chi phí sản xuất

Lưu ý: Khi đối với các chi phí liên quan đến sản xuất, chế biến món ăn, chúng ta sẽ tập hợp chi phí theo Công trình, với mỗi công trình là một mãn dịch vụ hoặc là mỗi công trình là một món ăn để kế toán dễ dàng phân bổ và kiểm soát.

Ví dụ: trong nhà hàng tôi có cung cấp các món ăn như: cơm các loại, hủ tiếu, bún riêu, bún chả, lẩu,... thì đặt như thế nào?
  • Phương án 1: Nếu bạn muốn theo dõi chi tiết nên đặt mỗi một món trong thực đơn là một Công trình, và tập hợp chi phí và nghiệm thu giá vốn từ đó ra đơn giá theo từng món, tuy nhiên, số lượng nguyên vật liệu bỏ ra khi làm chung các món khác khá cao và nếu món ăn chưa đặt thù thì sẽ khó phân chia tỷ lệ nguyên vật liệu
  • Phương án 2: đặt công trình theo từng loại ví dụ cơm, món nước, lẩu, món mỳ,.. tính chất dễ tổng hợp và tính giá thành theo từng loại, tuy nhiên sau khi nghiệm thu giá thành, bạn cần chia chi tiết cho từng món và số lượng theo tỷ lệ nếu muốn theo dõi chi tiết đơn giá.

Đối với PP kiểm kê định kỳ kế toán sử dụng thêm 2 tài khoản là 611 và 631
  • Đầu kỳ, Kế toán thực hiện hạch toán xuất kho nguyên vật liệu tồn đầu kỳ để sản xuất, chế biến
Nợ TK 611 – Mua hàng (6111 – Mua nguyên liệu, vật liệu)
Có TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu
Có TK 153 – Công cụ, dụng cụ.
( làm phiếu chuyển kho nếu theo dõi 611 theo tài khoản kho​
  • Hàng hàng, hàng tuần nhập nguyên nhật liệu chế biến, thực phẩm, phụ gia, nước uống... giành cho khâu chế biến và bán
Nợ 611
Nợ 133
Có 331,111,112,…
(trên chứng từ mua hàng nhập kho nếu có)​

Cuối kỳ kế toán, tính giá xuất kho nguyên vật liệu và căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế, kế toán phải xác định trị giá thực tế nguyên liệu, vật liệu tồn kho cuối kỳ và trị giá thực tế nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ xuất vào sử dụng hoặc xuất bán.
  • Cuối ngày, tuần thủ kho, bếp xuất xác định số lượng đã xuất và giá trị xuất dùng cho khâu chế biến, sản xuất
Nợ 621/ Có 611
(trên chứng từ xuất kho nguyên vật liệu)​
  • Cuối kỳ, sau khi nhận được biên bản kiểm kê kế toán thực hiện nhập kho NVL còn tồn (số lượng tồn và giá trị tồn kho 611 nếu có theo dõi):
Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu
Nợ TK 153 – Công cụ, dụng cụ
Có TK 611 – Mua hàng (611).
(trên chứng từ chuyển kho và thực hiện tính giá xuất kho để giá trị 611 hết số dư)​
  • Chi phí nhân viên bếp, phụ bếp, bar tham gia trong quá trình chế biến
Nợ 622
Có 334
(hạch toán trên phân hệ lương của PM, nếu không dùng phân hệ lương có thể thực hiện hạch toán trên chứng từ nghiệp vụ khác)​
  • Chi phí thuê mặt bằng hàng tháng:
Nợ 627
Nợ 133 (nếu có)
Có 331,111,112,…
(hạch toán trên chứng từ mua dịch vụ hoặc phiếu chi, ủy nhiệm chi nếu chi)​
  • Trong kỳ có phát sinh mua thêm CCDC để xuất dùng và phân phổ 1 lần trong quá trình sản xuất, chế biến
Nợ 627
Nợ 133 (nếu có)
Có 331,112,111,...
( trong chứng từ mua hàng không qua kho hoặc phiếu chi)​
  • Công cụ dụng cụ giá trị lớn xuất dùng trong Bếp, bar
+ khi mua và đưa vào sử dụng
Nợ 242
Nợ 133 (nếu có)
Có 331,111,112…
(trên chứng từ mua hàng không qua kho hoặc phiếu chi, UNC)​
+ Khi phân bổ hàng tháng​

Nợ 627
Nợ 242
(trên chứng từ phân bổ CCDC hoặc chứng từ nghiệp vụ khác nếu không theo dõi CCDC trên Phần mềm)​

  • Tài sản cố định dùng trong Bếp, Bar
+ khi mua và đưa vào sửa dụng
Nợ 211
Nợ 133 (nếu có)
Có 331,111,112…
(trên chứng từ mua hàng không qua kho hoặc phiếu chi, UNC)​

+ Khi phân bổ hàng tháng
Nợ 627
Nợ 214
(trên chứng từ khấu hao TSCĐ hoặc chứng từ nghiệp vụ khác nếu không theo dõi TSCĐ trên Phần mềm)​
  • Thực hiện kết chuyển chi phí đầu dở dang đầu kỳ (nếu có tồn ở 154)
Nợ 631 / Có 154
(trên chứng từ nghiệp vụ khác)​

Cuối tháng sau khi tập hợp chi phí, bạn thực hiện tính giá thành công tình theo các bước
  1. xác định kỳ tính giá thành cho tháng
  2. Phân bổ chi phí chung
  3. kết chuyển chi phí (sửa lại tài khoản 154 thành 631 trên chứng từ PM)
Nợ 631
Có 621,622,627​

  • Kế toán thực hiện kiểm kê xác định giá trị dỡ dang cuối kỳ (nếu có) và hạch toán:
Nợ 154/ Có 631
(trên chứng từ nghiệp vụ khác)​

  • Kế toán nghiệm thu kết chuyển giá vốn giá trị chi phí trong kỳ, để tài khoản 631 cuối kỳ không còn số dư:
Nợ 632 / Có 631

Xem báo cáo: báo cáo/ giá thành
  1. Báo cáo tổng hợp chi phí sản xuất (xem tài khoản 631)
  2. sổ chi tiết chi phí sản xuất (xem tài khoản 631)
  3. Tổng hợp lãi lỗ công trình
  4. Chi tiết lãi lỗ công trình
  5. bảng so sánh định mức vật tư (nếu có) http://help.sme2019.misa.vn/html_22060900.htm
B. Hạch toán chi phí bán hàng, chi phí doanh nghiệp:
Nhân công, chi phí chung, khấu hao, điện nước hạch toán giống trên và hạch toán trên tài khoản 641, 642 tùy vào loại chi phí thực tế

C. Hạch toán Doanh thu đầu ra:
Hàng ngày, kỳ, Kế toán bán hàng dựa trên Bill, order đi kèm, phiếu thanh toán từ nhân viên bán hàng, thu ngân thực hiện ghi nhận số lượng món ăn bán ra và thực hiện xuất hóa đơn

Nợ 111,112,131
Có 511
Có 333 (có số hóa đơn)
(trên chứng từ bán hàng không kiêm phiếu xuất kho)​

-----------------------------------------
Một số lưu ý
  • Đồ uống được tính như hàng thương mại, và giao cho bar hoặc nhân viên lễ tân quản lý, bán và làm báo cáo riêng
  • Chi phí NVL phụ có thể xuất cho bếp, bar…rồi phân bổ hàng ngày, số chưa dùng hết để dư ở TK 154
  • Mỗi hóa đơn cần có 1 bảng kê kèm theo để theo dõi món và tính giá thành
  • Những trường hợp khách hàng không lấy hóa đơn, kế toán lập bảng kê và xuất 1 hóa đơn vào cuối ngày.

 
Sửa lần cuối:
Học thêm kiến thức tại: AMIS Blog | MISA Academy
Top