Hướng dẫn hạch toán công ty bán vật liệu xây dựng

Lê Bão Sơn

Moderator
Thành viên BQT
Nhân viên MISA
Với thị trường tiềm năng cùng nhiều dự án tòa nhà cao tầng, chung cư...được xây dựng mở ra không ít cơ hội cho các doanh nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng. Vậy tại các công ty kinh doanh vật liệu xây dựng, kế toán sẽ thực hiện hạch toán kế toán như thế nào? Dưới đây là một số hướng dẫn, các kế toán có thể tham khảo.
1. Kế toán doanh thu tại công ty
1.1. Chứng từ sử dụng
Các chứng từ sử dụng cho việc ghi chép theo dõi doanh thu bán hàng của công ty bao gồm:
  • Hoá đơn GTGT: Là chứng từ bán hàng khi công ty bán hàng tại kho hoặc hàng gửi bán được khách hàng chấp nhận thanh toán theo hợp đồng đã ký kết.
  • Phiếu thu: Là chứng từ làm căn cứ khi khách hàng thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt cho nhân viên bán hàng của công ty để thủ quỹ và kế toán ghi sổ.
  • Giấy báo có ngân hàng: Là chứng từ thông báo số tiền khách hàng đã chuyển vào tài khoản của công ty tại ngân hàng.
1.2. Tài khoản sử dụng

Một số tài khoản được sử dụng trong kế toán doanh thu bán hàng vật liệu xây dựng tại công ty:
  • TK 511: Doanh thu và thu nhập khác
  • TK 3331: Thuế GTGT đầu ra phải nộp
  • TK 111: Tiền mặt, TK 112: Tiền gửi ngân hàng
  • TK 131: Phải thu khách hàng
1.3. Trình tự hạch toán và vận dụng sổ sách

Từ số liệu tại phòng kế toán của công ty em xin trích một số nghiệp vụ bán hàng phát sinh trong tháng 2 quý I năm 2013 nhằm thể hiện trình tự hạch toán và vận dụng sổ sách mà kế toán bán hàng của công ty đã sử dụng.

Ví dụ: (Bán buôn qua kho theo hình thức giao hàng trực tiếp tại kho): Ngày 12/2/2013 công ty xuất kho 5 tấn xi măng trắng ốp lát bán cho công ty Phát Đạt Phú Thọ theo hoá đơn GTGT số 0008590 (Phụ lục 2.4) với tổng giá thanh toán chưa thuế 11.500.000đ thuế suất 10%, giá xuất kho 10.000.000đ. Hàng đã giao bên mua thanh toán bằng chuyển khoản.

Căn cứ vào đơn đặt hàng và hợp đồng đã ký với công ty, kế toán lập phiếu xuất kho (Phụ lục 2.3), viết hoá đơn GTGT theo nội dung xuất hàng.

Khi hàng hoá đã xác định tiêu thụ, kế toán căn cứ vào hoá đơn GTGT ghi tăng doanh thu, Thuế GTGT phải nộp, tiền gửi ngân hàng căn cứ vào giấy báo có (Phụ lục 2.5).

Nợ TK 112 12.650.000đ
Có TK 511 11.500.000đ
Có TK 3331 1.150.000đ

Sau đó kế toán tiến hành vào sổ kế toán:
  • Căn cứ vào hoá đơn GTGT kế toán lập chứng từ ghi sổ (Phụ lục 2.6), sổ chi tiết bán hàng (Phụ lục 2.7)
  • Từ chứng từ ghi sổ vào sổ đăng ký chứng từ (Phụ lục 2.8)
  • Sau đó vào sổ cái 511 (Phụ lục 2.9), sổ tiền gửi ngân hàng (phụ lục 2.10)
Ví dụ: ( Bán buôn qua kho theo hình thức gửi hàng): Ngày 20/2/2013 xuất kho gửi bán cho công ty Hoàng Vân 2 tấn xi măng trắng 1 con gấu, hoá đơn GTGT số 008603 (phụ lục 2.12) giá chưa thuế 6.620.000 đ thuế suất 10%, giá xuất kho 6000.000đ, chi phí vận chuyển giá chưa thuế 300.000đ, thuế GTGT 10% đã trả bằng tiền mặt. Vào cùng ngày công ty Hoàng Vân đã nhận được hàng và chấp nhận thanh toán.

Căn cứ vào đơn đặt hàng và hợp đồng đã ký với công ty, kế toán lập phiếu xuất kho (Phụ lục 2.11), viết hoá đơn GTGT theo nội dung xuất hàng.

Khi hàng hoá đã xác định tiêu thụ, kế toán căn cứ vào hoá đơn GTGT ghi tăng doanh thu, Thuế GTGT phải nộp, khoản phải thu.

Nợ TK 131 7.282.000đ
Có TK 511 6.620.000
Có TK 3331 662.000đ

Căn cứ vào hoá đơn GTGT số 0009943 kế toán lập phiếu chi thanh toán tiền vận chuyển, ghi:
Nợ TK 641 300.000đ
Nợ TK 133 30.000đ
Có TK 111 330.000đ

Sau đó kế toán vào sổ kế toán
  • Căn cứ vào hoá đơn GTGT kế toán lập chứng từ ghi sổ (Phụ lục 2.13), sổ chi tiết bán hàng (Phụ lục 2.14), sổ chi tiết thanh toán với người mua (Phụ lục 2.15)
  • Từ chứng từ ghi sổ vào sổ đăng ký chứng từ (Phụ lục 2.8)
  • Sau đó vào sổ cái 511 (Phụ lục 2.9), Sổ cái TK 131(Phụ lục 2.16)
  • Căn cứ vào hoá đơn GTGT lập phiếu chi rồi vào sổ kế toán chi tiết quỹ tiền mặt
2. Các khoản giảm trừ doanh thu tại công ty kinh doanh vật liệu xây dựng
2.1. Chiết khấu thương mại

Hiện nay chiết khấu thương mại là chiến lược hiệu quả mà các doanh nghiệp hay dùng để thu hút khách hàng. Tùy vào số lượng mua được công ty quy định, công ty sẽ áp dụng các mức chiết khấu riêng.

Ví dụ 3: Ngày 15/2/2013 công ty xuất kho 8 tấn xi măng trắng ốp lát bán cho công ty Thanh Định theo hoá đơn GTGT số 0008600 (phụ lục 2.18) giá bán chưa thuế 18.400.000đ, chiết khấu thương mại 5%, thuế GTGT 1.748.000đ, giá xuất kho 16.000.000đ. Hàng đã giao bên mua chấp nhận thanh toán.

Căn cứ vào đơn đặt hàng và hợp đồng đã ký với công ty, kế toán lập phiếu xuất kho (Phụ lục 2.17), viết hoá đơn GTGT theo nội dung xuất hàng cùng khoản chiết khấu đã quy định.

Căn cứ vào hoá đơn GTGT kế toán ghi tăng doanh thu, thuế GTGT phải nộp và khoản phải thu:
Nợ TK 131 19.228.000đ
Có TK 511 17.480.000đ
Có TK 3331 1.748.000đ

Sau đó vào sổ kế toán
  • Căn cứ vào hoá đơn GTGT kế toán lập chứng từ ghi sổ (Phụ lục 2.19), sổ chi tiết bán hàng (Phụ lục 2.7), sổ chi tiết thanh toán cho người mua (Phụ lục 2.20)
  • Từ chứng từ ghi sổ vào sổ đăng ký chứng từ (Phụ lục 2.8)
  • Sau đó vào sổ cái 511 (Phụ lục 2.9), Sổ cái TK 131(Phụ lục 2.16)
Xem thêm: >> Những lưu ý trước khi kinh doanh vật liệu xây dựng


 
Sửa lần cuối:
Học thêm kiến thức tại: AMIS Blog | MISA Academy

Lê Bão Sơn

Moderator
Thành viên BQT
Nhân viên MISA
2.2 Kế toán hàng bán bị trả lại
  • Chứng từ sử dụng: Các chứng từ liên quan khi xảy ra nghiệp vụ hàng bán bị trả lại:
+ Hoá đơn GTGT ( do bên mua xuất )
+ Biên bản xác nhận hàng bán bị trả lại có xác nhận của hai bên
  • Tài khoản sử dụng:
+ TK 531: Hàng bán bị trả lại
+ TK 3331: Thuế GTGT đầu ra phải nộp
+ TK 111: Tiền mặt, TK 112: Tiền gửi ngân hàng
+ TK 131: Phải thu khách hàng
  • Trình tự hạch toán
Hàng bán bị trả lại do một số nguyên nhân như: Vi phạm cam kết, hàng kém phẩm chất, không đúng chủng loại quy cách….Khi đó khách hàng sẽ thông báo cho công ty về số hàng bị trả lại, kế toán tiến hành lập biên bản xác nhận hàng bán bị trả lại có xác nhận của 2 bên.

Khi nhận được hoá đơn GTGT do người mua lập gửi, kế toán tiến hành ghi tăng TK 531 theo giá bán chưa có thuế GTGT, ghi giảm số thuế GTGT phải nộp của số hàng bị trả lại, giảm tiền hoặc giảm khoản phải thu :

Nợ TK 531: Giá trị hàng bán bị trả lại
Nợ TK 3331: Thuế GTGT tương ứng của hàng bán bị trả lại
Có TK 111, 112, 131
Cuối kỳ, kết chuyển các khoản giảm trừ doanh thu sang tài khoản doanh thu để xác định doanh thu thuần.
Nợ TK 511: Tổng giá trị hàng bán bị trả lại
Có Tk 531: Giá trị hàng bán bị trả lại

Do thị trường cạnh tranh khốc liệt cùng với sức mua giảm vì vậy để không mất những khách hàng quen thuộc và thu hút những khách hàng mới đồng thời làm giảm doanh thu thực tế công ty luôn thận trọng trong công tác quản lý, kiểm tra hàng hoá tránh sự trả lại hàng của khách do đó trong quý 1 của năm 2013 không có trường hợp khách hàng trả lại hàng.

Sổ kế toán: Căn cứ vào các chứng từ kế toán ghi vào chứng từ ghi sổ, sổ đăng ký chứng từ, sổ cái 511,131….

2.3 Kế toán giảm giá hàng bán

Giảm giá hàng bán do hàng hoá kém phẩm chất, sai quy cách, lạc hậu thị hiếu….Khi đó khách hàng không trả lại mà chấp nhận mua nhưng yêu cầu giảm giá, khách hàng sẽ gửi giấy yêu cầu giảm giá tới công ty, công ty xác nhận lập hoá đơn GTGT điều chỉnh và ghi tăng TK 532, giảm thuế GTGT phải nộp, giảm tiền hoặc giảm khoản phải thu khách hàng cuối kỳ kết chuyển khoản giảm giá hàng bán sang TK 511 để xác định doanh thu thuần. Trình tự hạch toán trình bày tương tự như kế toán hàng bán bị trả lại.

2.4. Kế toán giá vốn hàng bán
  • Chứng từ sử dụng:
+ Phiếu nhập kho
+ Phiếu xuất kho
  • Tài khoản sử dụng
TK 632: Giá vốn hàng bán
TK 156: Hàng hoá
TK 157: Hàng gửi bán
  • Trình tự hạch toán và vận dụng sổ kế toán
+ Theo ví dụ 1 căn cứ vào phiếu xuất kho kế toán phán ánh giá vốn hàng bán, ghi:
Nợ TK 632 10.000.000 đ
Có TK 156 10.000.000 đ
Sau đó vào chứng từ ghi sổ (Phụ lục 2.21), sổ đăng ký chứng từ (Phụ lục 2.8), sổ cái TK 632 (Phụ lục 2.22)

+ Theo ví dụ 2 căn cứ vào phiếu xuất kho kế toán phản ánh hàng hoá xuất kho
Nợ TK 157 6.000.000đ
Có TK 156 6.000.000đ
Khi khách hàng chấp nhận thanh toán, kế toán phản ánh giá vốn hàng bán:
Nợ TK 632 6.000.000đ
Có TK 157 6.000.000đ
Sau đó vào chứng từ ghi sổ (Phụ lục 2.23), sổ đăng ký chứng từ (Phụ lục 2.8), sổ cái TK 632 (Phụ lục 2.22)

+ Theo ví dụ 3 căn cứ vào phiếu xuất kho kế toán phản ánh giá vốn hàng bán:
Nợ TK 632 16.000.000đ
Có TK 156 16.000.000đ
Sau đó vào chứng từ ghi sổ (Phụ lục 2.24), sổ đăng ký chứng từ (Phụ lục 2.8), sổ cái TK 632 (Phụ lục 2.22)

Ngoài ra với trường hợp hàng bán bị trả lại:
  • Nếu hàng chưa về nhập kho, kế toán ghi:
Nợ TK 157
Có TK 632
Sau khi hàng về nhập kho
Nợ TK 156
Có TK 157
  • Nếu hàng về nhập kho ngay:
Nợ TK 156
Có TK 632


 
Sửa lần cuối:
Học thêm kiến thức tại: AMIS Blog | MISA Academy
Top