Hạch toán nghiệp vụ liên quan đến gửi tiền tiết kiệm của đơn vị thi hành án.

Trạng thái
Không mở trả lời sau này.

ltlanmisa

Moderator
Nhân viên MISA
Biểu hiện: Hạch toán kế toán đối với trường hợp người được thi hành án chưa đến nhận tiền, Cơ quan Thi hành án gửi số tiền vào quỹ tiết kiệm theo quy định của pháp luật, hoặc số tạm thu phải gửi tiết kiệm theo quy định.
Hướng dẫn hạch toán:
  • Xuất tiền cho cán bộ thi hành án đi gửi tiết kiệm, ghi:
Nợ TK 311 – Các khoản phải thu (TK 3118 – Các khoản phải thu khác)
Có TK 111- Tiền mặt. (TK 1111, 1112, 1113)
  • Nhập quỹ sổ tiết kiệm khi đi gửi về, ghi:

Nợ TK 111- Tiền mặt (TK 1114- Chứng chỉ có giá)
Có TK TK 311 - Các khoản phải thu (TK 3118 - Các khoản phải thu khác).

  • Xuất sổ tiết kiệm cho cán bộ thi hành án đi rút tiền mặt về quỹ để trả cho đối tượng được thi hành án, ghi:
Nợ TK 311 – Các khoản phải thu (TK 3118 – Các khoản phải thu khác)
Có TK 111- Tiền mặt (TK 1114- Chứng chỉ có giá).

  • Nhập quỹ số tiền cán bộ thi hành án rút tiết kiệm về, ghi:
Nợ TK 111- Tiền mặt (cả gốc và lãi) (TK 1111, 1112, 1113)
Có TK 311 - Các khoản phải thu (TK 3118 - Các khoản phải thu khác) (phần gốc của sổ tiết kiệm)
Có TK 331- Các khoản phải trả (TK 3318- Các khoản phải trả khác) (phần lãi của số gốc là tiền được thi hành án)
Có TK 336- Các khoản giữ chờ xử lý (phần lãi của số gốc tạm thu phải gửi tiết kiệm theo quy định).

  • Xuất quỹ trả cho đối tượng được thi hành án cả gốc và lãi, ghi:
Nợ TK 335 - Các khoản phải trả về thi hành án (gốc)
Nợ TK 331 - Các khoản phải trả khác (phần lãi suất)
Có TK 111 - Tiền mặt.
 
Học thêm kiến thức tại: AMIS Blog | MISA Academy
Trạng thái
Không mở trả lời sau này.
Top