Tổng hợp nghiệp vụ căn bản Kế toán HCSN - Thông tư 107

Trạng thái
Không mở trả lời sau này.

Lê Bão Sơn

Moderator
Thành viên BQT
Nhân viên MISA
Nếu có vướng mắc trong quá trình sử dụng, bạn sẽ được giải đáp miễn phí bởi MISA qua kênh này
BẤM VÀO ĐÂY


I. Dự toán ngân sách


1. Nhận dự toán đầu năm

Vào Kho bạc/ Nhận dự toán ➔ Chọn đầu năm hoặc bổ sung ➔ Nhập diễn giải, ngày chứng từ, ngày hạch toán ( Nếu quyết định giao năm 2020 có ngày tháng 12/2019 thì nhập ngày hạch toán 01/01/2020)

Nợ 00821 (00822) ➔ chọn nguồn , số tiền, nhóm mục chi: nhóm IV ➔ Nhấn Cất

Nếu muốn sửa lại chứng từ: nhấn Bỏ ghi ➔ nhấn sửa. Sau đó sửa lại chứng từ và nhấn Cất lại.

2. Điều chỉnh dự toán (tăng hoặc giảm)

Điều chỉnh dự toán từ nguồn này sang nguồn khác
Vào Kho bạc/ Điều chỉnh dự toán ➔ Chọn ngày chứng từ, ngày hạch toán
Nhập số tiền ở ô điều chỉnh: Nếu nguồn giảm nhập số tiền âm (-); nếu nguồn tăng nhập số tiền dương (+)


II. Quy trình hạch toán chi hoạt động

1. Chuyển khoản chi hoạt động


Vào Kho bạc/ Chuyển khoản kho bạc:
Nhập TK, chọn đơn vị nhận, lý cho chi, Ngày chứng từ, ngày hạch toán.
Nợ 611.../ Có 511.. ➔ chọn nguồn, tiểu mục, số tiền, nghiệp vụ (Thực chi)
Nhấn vào Cập nhật hạch toán đồng thời
Tự động định khoản Có 0082...➔ Nhấn Cất.
Vào IN: Bảng kê chứng từ thanh toán/ tạm ứng (TT39), Giấy rút dự toán ( TT 77) hoặc Xuất khẩu DVC nộp trực tuyến KBNN

(*) Lưu ý:
- Muốn thể hiện số hóa đơn, ngày hóa đơn, khi nhập chứng từ, nhập vào ô số chứng từ gốc, ngày chứng từ gốc​
- Khi in bảng kê: Chọn tính chất nguồn kinh phí, chọn không hiển thị khi có chứng từ gốc. Khi muốn thể hiện cột số lượng, định mức. Vào ô chi tiết số tiền, nhập số lượng, định múc​
- Khi in giấy rút (TT77), muốn thể hiện ngày chứng từ hoặc bỏ trống: Nhấn vào In. Chọn giấy rút theo TT77. Nhấn vào thông tin bổ sung. Chọn theo ngày chứng từ, hoặc để trống​
- Khi in giấy rút: Vào 3. Cách hiển thị: Chọn số dòng trống 12, số dòng hiển thị trang cuối 0​

(*) Muốn nhân bản chứng từ (copy chứng từ tương tự tháng trước giảm thời gian nhập lại)

Vào Kho bạc/ Chuyển khoản kho bạc/ Danh sách chuyển khoản kho bạc ➔ Chọn chứng từ ➔ Nhấn chuột phải ➔ Chọn nhân bản ➔ nhấn đồng ý ➔ Sửa lại ngày tháng, số tiền ➔ Nhấn vào Cập nhập hạch toán đồng thời ➔ Nhấn Cất

2. Rút tạm ứng về chi hoạt động

Bước 1: Rút tiền về nhập quỹ

Vào Kho bạc/ Rút dự toán/ Rút dự toán tiền mặt ➔ Chọn Tạm ứng đã cấp dự toán ➔ Nhập người nhận, diễn giải, ngày CT, ngày HT​
Nhập số CT gốc, ngày CT gốc ( nếu có), chọn nguồn, tiểu mục, số tiền ➔ Nhấn Cất ➔ Nhấn đồng ý ➔ Phần mềm tự động định khoản​
Nợ 1111/Có 3371.​
Nhấn vào Cập nhật hạch toán đồng thời ➔ Nhấn Cất ➔ Vào In/ Giấy rút dự toán ( TT77), Phiếu thu hoặc Xuất khẩu DVC nộp trực tuyến KBNN.​

Bước 2: Chi tiền

Vào Tiền mặt/ Phiếu chi: Nhập người nhận, lý do chi. Ngày CT, ngày PC.​
Nợ 611.../ Có 1111​
Chọn nguồn, tiểu mục, số tiền, chọn nghiệp vụ (Tạm ứng đã cấp dự toán).​
Đồng thời nhập Nợ 3371/Có 511...​
Nhấn Cất ➔ Vào In: Phiếu chi.​

Bước 3: Thanh toán tạm ứng

Vào Kho bạc/ Lập bảng kê/ Bảng kê chứng từ thanh toán tạm ứng đã cấp dự toán ➔ Chọn khoản thời gian ➔ Chọn chứng từ ➔ Nhấn Cất. ➔ Vào In: bảng kê chứng từ thanh toán (TT39), Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng ứng trước TT77 hoặc Xuất khẩu DVC nộp trực tuyến KBNN.​
Khi kho bạc duyệt. Vào Tab: 2 thanh toán ➔ Chọn chứng từ ➔ Nhấn thanh toán trên thanh công cụ ➔ phần mềm định khoản:​
Có 008211: số tiền âm​
Có 008212: số tiền dương​

Bước 4: Điều chỉnh tiểu mục đã rút (rút tiểu mục này chi tiểu mục khác)

Khi rút tạm ứng 1 mục nhưng thanh toán vào mục khác, Kế toán cần xác định trong năm tài chính sẽ thực hiện rút tạm ứng chỉ duy nhất 1 tiểu mục (ví dụ chỉ rút 7799) hay sẽ rút về nhiều tiểu mục:​
- Trường hợp đơn vị không lập chứng từ Điều chỉnh kinh phí, chỉ rút ở tiểu mục 7799 (đảm bảo tất cả các nguồn đều rút ở tiểu mục này) sau đó chi ở các tiểu mục khác ➔ Khi in báo cáo chỉ cần tích chọn "Mẫu tự chủ" trong ô chọn tham số ➔ Phần mềm tự điều chỉnh.​
- Trường hợp đơn vị có lập chứng từ Điều chỉnh kinh phí anh chị làm theo hướng dẫn tại đây
(Trên phiếu điều chỉnh anh/chị có thể in được mẫu C2-10/NS: Phiếu điều chỉnh số liệu ngân sách hoặc Xuất khẩu DVC nộp trực tuyến KBNN)​



3. Quy trình hạch toán rút tiền mặt thực chi chi hoạt động

Bước 1:
Chi tiền mặt tại quỹ

Vào Tiền mặt/ Phiếu chi: Nhập người nhận, lý do chi. Ngày CT, ngày PC.​
Nợ 611.../ Có 1111​
Chọn nguồn, tiểu mục, số tiền, chọn nghiệp vụ (Thực chi).​
Nhấn Cất ➔ Vào In: Phiếu chi.​


Bước 2: Rút tiền về nhập quỹ

Vào Kho bạc/ Lập bảng kê/ bảng kê chứng từ thanh toán thực chi:​
Chọn khoảng thời gian, Chọn chứng từ ➔ Nhấn Cất ➔ Vào Tiện Ích/ Sinh giấy rút dự toán tiền mặt ➔ Nhấn Cất ➔ Vào tiện ích/ Sinh phiếu thu​
Nợ 1111/Có 511... ➔ Nhấn vào cập nhật hạch toán đồng thời ➔Nhấn Cất ➔ Vào In: Phiếu thu, Giấy rút dự toán, Bảng kê chứng từ thanh toán hoặc Xuất khẩu DVC nộp trực tuyến KBNN​
Hoặc theo quy trình rút dự toán tiền mặt thực chi sau đó chi và thanh toán​

4. Chuyển khoản tạm ứng

Bước 1: Chuyển khoản

Vào Kho bạc/ Rút dự toán/ Rút dự toán chuyển khoản ➔ Chọn Tạm ứng đã cấp dự toán ➔ Nhập người nhận, diễn giải, ngày CT, ngày HT​
Nhập số CT gốc, ngày CT gốc ( nếu có), chọn nguồn, tiểu mục, số tiền ➔ Nhấn Cất ➔ Nhấn đồng ý ➔ Phần mềm tự động định khoản.​
Nợ 611.../Có 511..., tiểu mục, số tiền, nghiệp vụ (Tạm ứng đã cấp dự toán)​
Bấm cập nhật hạch toán đồng thời ➔ Cất.​

Bước 2: Thanh toán tạm ứng

Thao tác giống như thanh toán tạm ứng tiền mặt phía trên (Mục số 2 - bước 3)

 
Sửa lần cuối:
Học thêm kiến thức tại: AMIS Blog | MISA Academy

Lê Bão Sơn

Moderator
Thành viên BQT
Nhân viên MISA
III. Quy trình hạch toán tiền lương

1. Chuyển lương qua thẻ ATM

Bước 1:
Vào Kho bạc/ Rút dự toán/ Rút dự toán lương, bảo hiểm ➔ Nhập các thông tin, nhập tiểu mục, số tiền, nghiệp vụ (thực chi) ➔ Nhấn Cất ➔ Nhấn đồng ý

Tích chọn mục 3: Chuyển khoản kho bạc vào tài khoản tiền gửi để trả lương

Phần mềm định khoản Nợ 1121/Có 511...

Nhấn vào cập nhật hạch toán đồng thời ➔ Nhấn Cất

Bước 2: Chi tiền gửi trả lương

Tại chứng từ chuyển khoản vào tài khoản tiền gửi ➔ Vào Tiện ích/ Sinh chứng từ trả lương.

Định khoản: Nợ 3341/Có 1121 ➔ Nhấn Cất

Bước 3: Hạch toán chi phí lương

Tại chứng từ chi tiền gửi trả lương ➔ Vào Tiện ích/ Hạch toán chi phí lương

Định khoản : Nợ 611.../Có 3341 ➔ Nhấn Cất


2. Chuyển lương thẳng qua KBNN

Bước 1: Vào Kho bạc/ Rút dự toán/ Rút dự toán lương, bảo hiểm ➔ Nhập các thông tin, nhập tiểu mục, số tiền, nghiệp vụ (thực chi) ➔ Nhấn Cất ➔ Nhấn đồng ý

Tích chọn mục 1: Sinh chứng từ Chuyển khoản trả lương ➔ Đồng ý

Phần mềm định khoản Nợ 334/Có 511...

Nhấn vào cập nhật hạch toán đồng thời ➔ Nhấn Cất

Bước 2: Hạch toán chi phí lương

Tại chứng từ chuyển khoản lương ➔ Vào Tiện ích/ Hạch toán chi phí lương

Định khoản : Nợ 611.../Có 3341 ➔ Nhấn Cất


IV. Quy trình hạch toán Bảo hiểm, KPCĐ

Bước 1:
Vào Kho bạc/ Rút dự toán/ Rút dự toán lương, bảo hiểm ➔ Nhập các thông tin, nhập tiểu mục, số tiền, nghiệp vụ (thực chi) ➔ Nhấn Cất ➔ Nhấn đồng ý

Tích chọn mục 1: Sinh chứng từ Chuyển khoản trả lương ➔ Đồng ý
Phần mềm định khoản Nợ 332../Có 511...
Nhấn vào cập nhật hạch toán đồng thời ➔ Nhấn Cất

Bước 2: Hạch toán chi phí lương

Tại chứng từ chuyển khoản lương ➔ Vào Tiện ích/ Hạch toán chi phí lương

Định khoản : phần mềm tự động ➔ Nhấn Cất


V. Quy trình hạch toán nguồn phí, lệ phí khấu trừ để lại (danh mục phí, lệ phí nằm trong Luật phí, lệ phí)

Bước 1:
Hạch toán Thu tiền phí, lệ phí

Vào Tiền mặt/ Phiếu thu ( Tiền gửi/ Thu tiền gửi)

Định khoản Nợ 1111 (1121)/ Có 3373

➔ chọn nguồn Phí lệ phí, nhập số tiền, tiểu mục, nghiệp vụ (ghi thu ghi chi) ➔ Nhấn Cất ➔ Nhấn đồng ý

Bước 2: Nộp tiền mặt thu phí vào tài khoản NH/ Kho bạc

Vào Tiền mặt/ Phiếu Chi/ Phiếu chi nộp tiền NH, KB

Định khoản Nợ 1121/ Có 1111 ➔ Nhấn Cất ➔ Nhấn đồng ý


Bước 3: Xác định số phí nộp cấp trên, số để lại đơn vị

Vào Tổng hợp/ Chứng từ nghiệp vụ khác

Định khoản Nợ 3373/Có 3332 ➔ Chọn nguồn phí lệ phí, số tiền, tiểu mục, hoạt động, nghiệp vụ (ghi thu ghi chi)

Đồng thời định khoản Nợ 014 ➔ Chọn nguồn phí lệ phí, số tiền ( Số tạm thu – Số nộp cấp trên), hoạt động, nghiệp vụ (ghi thu ghi chi)

➔ Nhấn Cất ➔ Nhấn đồng ý


Bước 4: Nộp tiền phí cho cơ quan cấp trên

Vào Tiền mặt/ Phiếu chi ( Tiền gửi/ Chi tiền gửi)

Định khoản Nợ 3332/Có 1111 (1121) ➔ Nhấn Cất ➔ Nhấn đồng ý


Bước 5: Chi tiền nguồn phí, lệ phí

(*) Trường hợp 1: Ủy nhiệm chi

Vào Tiền gửi/ Chi tiền gửi

Định khoản Nợ 614.../Có 1121 ➔ Chọn nguồn phí lệ phí, số tiền, tiểu mục, hoạt động, nghiệp vụ (ghi thu ghi chi)

Nhấn vào hạch toán đồng thời Đồng thời Có 014 : nguồn, Tiểu mục, số tiền, hoạt động

(Nếu chi lương: Nợ 3341/Có 1121. Sau đó vào Tiện ích/ Hạch toán chi phí lương hạch toán Nợ 614 chọn nguồn, tiểu mục,.. như trên)

(*) Trường hợp 1: Rút tiền mặt về chi

Vào Tiền mặt/ Phiếu thu/ Phiếu thu rút tiền gửi NH, KB

Định khoản Nợ 1111/ Có 1121

Khi chi vào Tiền mặt/ Phiếu chi.

Định khoản Nợ 614.../Có 1111

Đồng thời Có 014 ➔ Chọn nguồn phí lệ phí, số tiền, tiểu mục, hoạt động, nghiệp vụ (ghi thu ghi chi)


Bước 5: Ghi nhận doanh thu
Định kỳ xác định số đã chi từ nguồn phí được khấu trừ, để lại để chi cho hoạt động thu phí (không bao gồm mua TSCĐ, NVL, CCDC)

Vào tổng hợp/ Chứng từ nghiệp vụ khác

Định khoản Nợ 3373/Có 514 ➔ Chọn nguồn phí lệ phí, số tiền (Tổng số chi ra từ nguồn phí để lại của 614...), tiểu mục, hoạt động, nghiệp vụ (ghi thu ghi chi)

Bước 6: Ghi nhận kh
căn cứ vào số khấu hao TSCĐ đã trích trong năm và số NVL, CCDC xuất dùng trong kỳ

Vào Tài sản / Tính hao mòn
Định khoản Nợ 336 / Có 514 ➔ Chọn nguồn phí lệ phí, số tiền, tiểu mục, hoạt động, nghiệp vụ (ghi thu ghi chi)

Bước 7: Lập bảng kê ghi thu ghi chi

Vào kho bạc / Lập bảng kê / Lập bảng kê thanh toán ghi thu, ghi chi
Tích chọn chứng từ cần thanh toán ➔ Cất ➔ Thanh toán

Bước 8: Xác định kết quả hoạt động cuối kỳ

Vào Tổng hợp \ Xác định kết quả hoạt động
Định khoản:
+ Nợ 911 / Có 614
+ Nợ 514 / Có 911
➔ Cất

VI. Quy trình thu hộ chi hộ

Bước 1: Thu tiền thu hộ, chi hộ

Vào Tiền mặt/ Phiếu thu ( Tiền gửi/ Thu tiền gửi)

Định khoản Nợ 1111(1121)/ Có 3381: số tiền

Bước 2: Chi tiền thu hộ, chi hộ

Vào Tiền mặt/ Phiêu chi( Tiền gửi/ Chi tiền gửi)

Định khoản Nợ 3381/Có 1111(1121)





VII. Quy trình hạch toán ốm đau, thai sản

Bước 1: Nhận giấy báo cáo BHXH cấp về

Vào Tiền gửi/ Thu tiền gửi

Định khoản Nợ 1121/Có 3321

Bước 2: Thanh toán tiền ốm đau, thai sản

Vào tiền gửi/ Chi tiền gửi

Định khoản Nợ 3341/Có 1121

Đồng thời hạch toán: Nợ 3321/Có 3341



(Đang cập nhật)​
 
Sửa lần cuối:
Học thêm kiến thức tại: AMIS Blog | MISA Academy
Trạng thái
Không mở trả lời sau này.
Top