Thu, chi tiền gửi ngân hàng, chuyển tiền nội bộ, kiểm tra báo cáo sổ tiền gửi và một số vấn đề khác

Trương Hạnh

Well-Known Member
I. Hạch toán ở phân hệ Ngân hàng khi nào?
Trả lời: Khi có phát sinh liên quan đến thu chi bằng tiền gửi hạch toán qua TK 112 và không cần theo dõi chi tiết theo mặt hàng (xem thêm video tại đây)
Các nghiệp vụ phát sinh
1. Thu tiền gửi (tăng số dư tài khoản tiền gửi ngân hàng)
- Anh/Chị tài liệu hướng dẫn tại đây
* Lưu ý:
- Đem tiền mặt nộp vào tài khoản tiền gửi, anh/chị có thể xem hướng dẫn tại đây
- Chứng từ thu tiền gửi không khai báo được thông tin hóa đơn thuế GTGT bán ra (nếu có). Vì vậy nếu bán hàng có xuất hóa đơn thuế GTGT và cần khai báo lên tờ khai thuế GTGT, anh/chị hạch toán trên chứng từ bán hàng hoặc chứng từ nghiệp vụ khác khoản này nhé

2. Chi tiền gửi (giảm số dư tài khoản tiền gửi ngân hàng)
- Anh/Chị xem tài liệu hướng dẫn tại đây

  • Ngoài ra khi hạch toán trên phân hệ Ủy nhiệm chi gặp 1 số trường hợp sau:
a/ Có phát sinh thuế GTGT được khấu trừ, khi cất chứng từ báo lỗi " Tiền thuế trên tab hạch toán không khớp với tiền thuế GTGT kê khai ở mục Thuế ..."?
Trả lời : Anh/Chị khai báo bên tab hạch toán 2 dòng, 1 dòng là tiền chưa thuế, 1 dòng là số tiền thuế sau đó qua tab Thuế để khai báo thông tin để lên tờ khai
upload_2018-11-22_16-5-30.png


b/ Rút tiền gửi ngân hàng về nộp quỹ tiền mặt nên làm ở phân hệ Phiếu thu hay Chi tiền gửi?
Trả lời : tùy thuộc vào mục đích của đơn vị là muốn in Phiếu thu hay in Ủy nhiệm chi . Nếu làm ở phân hệ Thu tiền mặt thì trên danh sách Ủy nhiệm chi sẽ không có chứng từ đó mà phải in Báo cáo/ Ngân hàng/ Sổ tiền gửi ngân hàng mới có (ngược lại với Tiền mặt)
+ Cách 1: Làm trên phiếu thu tiền mặt trên phân hệ Quỹ, anh chị xem hướng dẫn tại đây
+ Cách 2: Làm trên ủy nhiệm chi trong phân hệ Ngân hàng hạch toán N111/Có 112

c/ Chi tiền gửi/chuyển tiền nội bộ, phần mềm báo số dư tài khoản tiền gửi không đủ, nếu ghi sổ sẽ xuất quỹ âm
+ Nếu tại thời điểm đó trong quỹ tiền gửi không có đủ tiền tạm thời anh/chị nhấn yes để cất chứng từ rồi sau này nhập bổ sung thu tiền gửi
+ Nếu thực tế tiền vẫn còn nhưng ghi sổ lại báo âm tiền:
Vào Báo cáo\Ngân hàng\Sổ tiền gửi ngân hàng\Chọn tài khoản là tài khoản hạch toán, TK ngân hàng là tài khoản ngân hàng anh/chị đang muốn chi, khoảng thời gian phần "Đến" chọn ngày lập phiếu chi\Đồng ý\ Khi đó anh/chị xem số dư đến ngày hiện tại có đủ để xuất không nhé. Nếu không thì anh/chị cần kiểm tra lại các bút toán hạch toán trước đó, đối chiếu với thu, chi tiền gửi thực tế để sửa lại cho đúng nhé

3. Chuyển tiền nội bộ (Chuyển tiền từ tài khoản ngân hàng này sang tài khoản ngân hàng khác của đơn vị, mua/bán ngoại tệ)
Anh/Chị xem hướng dẫn tại đây
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Học thêm kiến thức tại: AMIS Blog | MISA Academy

Trương Hạnh

Well-Known Member
II. Hướng dẫn in , xuất khẩu, kiểm tra , đối chiếu báo cáo sổ tiền gửi ngân hàng
1. Xử lý khi báo cáo ngân hàng ngoại tệ có số dư nguyên tệ hết, quy đổi còn

- Để kiểm tra nguyên nhân và xử lý vấn đề Sổ tiền gửi ngân hàng số tiền quy đổi sai, Chị kiểm tra theo hướng dẫn tại link sau:
- Video hướng dẫn: https://goo.gl/pUZ5Xo
- Tài liệu hướng dẫn: https://goo.gl/zKYi5A

2. Đối chiếu số liệu
2.1. Số liệu trên sổ tiền gửi ngân hàng không khớp với số dư tài khoản ngân hàng tương ứng
Anh/Chị xem hướng dẫn tại đây

2.2. Số liệu "Tồn quỹ đến hiện tại" không đúng/ không khớp với số liệu sổ tiền gửi ngân hàng
Anh/Chị xem hướng dẫn tại đây

2.3. Xem đối chiếu ngân hàng (đối chiếu số liệu hạch toán và sổ phụ ngân hàng)
Anh/Chị vào phân hệ Ngân hàng\tab Đối chiếu ngân hàng theo video hướng dẫn tại đây (hoặc tài liệu hướng dẫn tại đây)

3. Cách xem, chỉnh sửa, in, xuất khẩu báo cáo ngân hàng
- Để xem báo cáo ngân hàng, anh/chị xem hướng dẫn tại đây
- Để chỉnh sửa, in, xuất khẩu báo cáo, anh/chị xem hướng dẫn tại đây
 
Học thêm kiến thức tại: AMIS Blog | MISA Academy

Trương Hạnh

Well-Known Member
III. Một số vấn đề thường gặp khác
1. Thêm tài khoản ngân hàng
Để thêm tài khoản ngân hàng anh/chị thực hiện theo hướng dẫn tại đây
Lưu ý:
+ Khi thêm TK ngân hàng mà không có sẵn tên ngân hàng anh/chị vào Danh mục\Ngân hàng\Ngân hàng\Thêm để tự khai báo tên ngân hàng (có thể lên mạng tải logo của ngân hàng đó về thêm vào phần hình ảnh
+ Nếu muốn sửa, xóa tài khoản ngân hàng thì cũng vào Danh mục\Ngân hàng\Tài khoản ngân hàng để thực hiện


2. Công ty có nhiều tài khoản ngân hàng muốn tạo nhiều tiết khoản con của TK 112 để theo dõi được không?
Trả lời: Hiện tại phần mềm đã hỗ trợ xem báo cáo sổ tiền gửi TK 112 chi tiết theo từng tài khoản ngân hàng nên anh/chị không cần thiết phải tách tiết khoản con. Trường hợp vẫn muốn theo dõi thì thực hiện theo hướng dẫn tại đây
Lưu ý:
+ Chỉ được tạo tiết khoản là tài khoản con thuộc 1121, 1122, 1123 không được tạo con của 112
+ Khi thêm tiết khoản lần đầu phần mềm hỏi có muốn chuyển tất cả phát sinh từ TK tổng hợp sang TK con không anh/chị nhấn Yes
upload_2018-11-23_10-56-2.png


3. Đã lỡ tạo nhiều tài khoản con của 1121 bây giờ muốn gộp chung lại thành một thì làm sao?
Trả lời: Nếu đã tách nhiều tài khoản con trước đó giờ muốn gộp chung lại thành 1 TK ví dụ 1121 anh/chị thực hiện như sau:
Bước 1: Nhấn chuyển TK hạch toán ở góc trên hoặc nhấp chuột phải vào TK chọn chuyển TK hạch toán
upload_2018-11-23_10-52-25.png

Bước 2: Chọn các TK con cần chuyển bên trái và chuyển đến TK bên phải, nhấn xóa tài khoản sau khi chuyển\Cất
upload_2018-11-23_10-54-8.png


Video hướng dẫn tại đây

4. Khi hạch toán phần mềm hiện cảnh báo "Thiếu tài khoản ngân hàng"
Trả lời: Nếu anh/chị đang hạch toán trên chứng từ nhưng không thấy tài khoản ngân hàng để chọn, anh/chị có thể thao tác như hướng dẫn tại đây phần "Thiết lập mẫu trên giao diện nhập liệu của chứng từ" để hiển thị cột TK ngân hàng nhé.
 

Đính kèm

  • upload_2018-11-23_10-55-55.png
    upload_2018-11-23_10-55-55.png
    29.9 KB · Lượt xem: 270
Sửa lần cuối:
Học thêm kiến thức tại: AMIS Blog | MISA Academy
Top