PHÂN BỔ CHI PHÍ TRẢ TRƯỚC TRÊN MISA 2012

Cho mình hỏi mình muốn hạch toán phân bổ chi phí trả trước thì vào phân hệ nào?
Ví dụ: đầu năm mình thanh toán tiền thuê nhà 72tr mình muốn phân bổ cho 12 tháng.
 
Học thêm kiến thức tại: AMIS Blog | MISA Academy

NNLUONG_MISA

Moderator
Nhân viên MISA
Thưa chị Hải,
Chị vui lòng thực hiện nhập liệu và tác nghiệp theo hướng dẫn sau của phần mềm nhé:
http://help.misasme2017.misa.vn/theodoi_va_phanbo_chiphitratruoc.htm
Lưu ý: Tại bước chọn chứng từ chị sẽ lựa chọn được từ các chứng từ phiếu chi, mua hàng, phiếu xuất kho, chứng từ nghiệp vụ khác.. khi có hạch toán Nợ TK 242.
Trân trọng cảm ơn sự hợp tác của chị!
 
Học thêm kiến thức tại: AMIS Blog | MISA Academy

NNLUONG_MISA

Moderator
Nhân viên MISA
Thưa chị Hải,
Rất xin lỗi chị vì đã không để ý sản phẩm ngay từ đầu. Đối với MISA SME.NET 2012 chưa có tính năng theo dõi riêng Chi phí trả trước nên các đơn vị đang sử dụng MISA SME.NET 2012 sẽ khai báo các Chi phí trả trước chờ phân bổ như các Công cụ dụng cụ và thực hiện phân bổ như các công cụ dụng cụ chị nhé. Cụ thể:
1. Vào Danh mục\Công cụ dụng cụ\ Khai báo mã Chi phí trả trước
2. Vào Mua hàng\Mua hàng không qua kho để nhập chứng từ chi phí Nợ TK 242/Có TK liên quan (lưu ý chọn mã hàng là CCDC khai ở bước 1)
3. Vào Nghiệp vụ\Công cụ dụng cụ\ Ghi tăng CCDC\Thêm\Chọn chứng từ: tích chọn chứng từ ở bước 2, khai báo tiếp các thông tin liên quan tới CCDC (CP trả trước)\Cất
4. Cuối tháng, vào Nghiệp vụ\Công cụ dụng cụ\Phân bổ CCDC để thực hiện phân bổ.
Trân trọng cảm ơn sự hợp tác của chị!
 
Học thêm kiến thức tại: AMIS Blog | MISA Academy

phongnt

Member
Hiện tại đã làm theo lik của bác Mod nhưng khi đối trừ chứng từ thì vẫn ko hết đc số thuế trước bạ
ts1.JPG
 
Học thêm kiến thức tại: AMIS Blog | MISA Academy

NNLUONG_MISA

Moderator
Nhân viên MISA
Thưa anh/chị,
Thuế trước bạ này anh/chị nộp trực tiếp cho Ngân sách nhà nước hay là người bán tài sản cho anh/chị thu từ anh/chị và nộp hộ vào NSNN mà cần phải đối trừ chứng từ công nợ với phần thuế này ạ? Anh/chị phản hồi rõ nội dung này để MISA có căn cứ tư vấn nhé.
Trân trọng cảm ơn sự hợp tác của anh/chị!
 
Học thêm kiến thức tại: AMIS Blog | MISA Academy

phongnt

Member
Thuế trước bạ nộp thẳng nhà nước ạ. Nhưng xem trong phần hướng dẫn của link Mod cho thì khó làm đối chiếu công nợ đc ạ
 
Học thêm kiến thức tại: AMIS Blog | MISA Academy

NNLUONG_MISA

Moderator
Nhân viên MISA
Thưa anh/chị,
Thuế trước bạ nếu nộp thẳng nhà nước thì anh/chị không cần đối trừ chứng từ với nhà cung cấp đâu ạ. Bản chất đối trừ công nợ là:
1. Phát sinh mua hàng chưa thanh toán: Nợ TK 156, 211, Nợ TK 1331/Có TK 331 (số tiền công nợ phải trả) (thường là có nhiều đơn mua hàng)
2. Khi trả tiền công nợ cho nhà cung cấp: Nợ TK 331/Có TK 111, 112 (có thể thanh toán 1 phần, thanh toán nhiều lần cho 1 đơn hay thanh toán 1 lần cho nhiều đơn, còn đơn vẫn nợ)
==> Thực hiện đối trừ công nợ sẽ giúp người sử dụng kiểm soát được việc đã thanh toán những đơn mua hàng nào, còn nợ đơn nào...khi xem trong Báo cáo\Mua hàng\Sổ chi tiết công nợ phải trả theo hóa đơn.
Do vậy, với trường hợp anh/chị mô tả, khoản thuế trước bạ ghi nhận Nợ TK 211/Có TK 3339==> Nghĩa là phản ánh Thuế phải nộp NSNN thì không cần thủ tục đối trừ công nợ.
Trường hợp anh/chị muốn theo dõi các khoản thuế phí lệ phí phải nộp cho từng đợt, từng nội dung, anh/chị vào Danh mục\Tài khoản\Hệ thống tài khoản, tích TK 3339 chi tiết theo Nhà cung cấp==> Khi hạch toán liên quan TK 3339 chọn chi tiết nhà cung cấp==> Khi thực hiện Đối trừ chứng từ sẽ đối trừ được cho TK 3339 như TK 331.
Trân trọng cảm ơn sự hợp tác của anh/chị!
 
Học thêm kiến thức tại: AMIS Blog | MISA Academy

NNLUONG_MISA

Moderator
Nhân viên MISA
Thưa anh/chị,
MISA xin trân trọng cảm ơn anh/chị vì đã tin tưởng lựa chọn và sử dụng sản phẩm, dịch vụ của MISA.
Chúc anh/chị sức khỏe và thành công!
 
Học thêm kiến thức tại: AMIS Blog | MISA Academy

vinhnt85

New Member
Mod cho mình hỏi, mình dùng Misa 2012. Mình đã khai báo và phân bổ chi phí trả trước rồi, nhưng sao khi lên báo cáo tài khoản 142 không kết chuyển hết sang 642 mà vẫn còn nguyên số dư bên nợ. Thanks Mod
 
Học thêm kiến thức tại: AMIS Blog | MISA Academy

PMHANH_MISA

Moderator
Thưa quý khách hàng,
Bút toán phân bổ chí phí trả trước hàng tháng hạch toán như sau: nợ 642/ có 142
Vậy hàng tháng khi phát sinh phân bổ thì sẽ có phát sinh tăng bên có 142 ạ.
Trường hợp nếu quý khách hàng chưa có bút toán phân bổ chi phí thì quý khách hàng vui lòng mô tả lại phần khai báo phân bổ chi phí trả trước quý khách hàng đang làm trên phân hệ nào ạ?
Nếu quý khách hàng đang khai báo trên phần Công cụ dụng cụ để theo dõi thì quý khách hàng vui lòng kiểm tra đã có chứng từ phân bổ chi phí hàng tháng chưa ạ.
Nếu trường hợp quý khách hàng chỉ khai báo trên chứng từ thì quý khách hàng kiểm tra hàng tháng đã có chứng từ phát sinh bút toán phân bổ chi phí trả trước chưa ạ
Trân trọng cảm ơn quý khách hàng!
Mod cho mình hỏi, mình dùng Misa 2012. Mình đã khai báo và phân bổ chi phí trả trước rồi, nhưng sao khi lên báo cáo tài khoản 142 không kết chuyển hết sang 642 mà vẫn còn nguyên số dư bên nợ. Thanks Mod
 
Học thêm kiến thức tại: AMIS Blog | MISA Academy

Hồ Thị Trang_MISA

Moderator
Nhân viên MISA
Thưa quý khách hàng,
Quý khách hàng vui lòng vào phân hệ CCDC, vào các Tab tương ứng để xóa hết các chứng từ liên quan tới CCDC này, có thể là Phân bổ chi phí/ Kiêm kê/Điều chỉnh nếu quý khách hàng đã thực hiện. Sau đó sang Tab Ghi tăng để xóa chứng từ ghi tăng nhé.
Trân trọng cảm ơn quý khách hàng!
 
Học thêm kiến thức tại: AMIS Blog | MISA Academy

manmom

New Member
Thưa quý khách hàng,
Quý khách hàng vui lòng vào phân hệ CCDC, vào các Tab tương ứng để xóa hết các chứng từ liên quan tới CCDC này, có thể là Phân bổ chi phí/ Kiêm kê/Điều chỉnh nếu quý khách hàng đã thực hiện. Sau đó sang Tab Ghi tăng để xóa chứng từ ghi tăng nhé.
Trân trọng cảm ơn quý khách hàng!
Cảm ơn bạn
Mình đã làm được rồi
 
Học thêm kiến thức tại: AMIS Blog | MISA Academy

Hồ Thị Trang_MISA

Moderator
Nhân viên MISA
Thưa quý khách hàng,
MISA xin trân trọng cảm ơn Quý Khách hàng vì đã tin tưởng lựa chọn và sử dụng sản phẩm, dịch vụ của MISA.
Trân trọng cảm ơn quý khách hàng!
 
Học thêm kiến thức tại: AMIS Blog | MISA Academy
Top