Người nộp thuế có thể tải miễn phí iTaxViewer mới nhất

leductho111

New Member
Có rất nhiều quyền lợi mà bảo hiểm xã hội mang lại cho các bà bầu, tuy nhiên không phải ai cũng nắm chắc những điều này. Vndoc.com sẽ hướng dẫn các bạn cách tính tiền trợ cấp thai sản được hưởng năm 2017, mời các bạn tham khảo bài viết sau đây.

Chế độ của giáo viên mầm non nghỉ thai sản trùng với nghỉ hè

Cách tính lương cho giáo viên khi nghỉ thai sản mới nhất 2017

Giáo viên sinh con thứ 3 có được hưởng chế độ thai sản hay không?

Để làm rõ vấn đề nêu trên chúng ta cùng tìm hiểu những thông tin sau:

Căn cứ theo điểm a, Khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội về mức hưởng chế độ thai sản:

"1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:

a. Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2,4,5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội".

Theo đó:

Mức hưởng chế độ thai sản = 6 x mức bình quân tiền lương đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

Và, theo Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 về mức hưởng trợ cấp 1 lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi:

"Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.

Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con".

- Trước ngày 01/07/2017 áp dụng mức lương cơ sở là: 1.210.000 đồng.

=> Mức trợ cấp một lần được hưởng sẽ là: 2 x 1.210.000 = 2.420.000 đồng.

- Từ ngày 1/7/2017, áp dụng mức lương cơ sở sẽ là: 1.300.000 đ/ tháng

=> Mức trợ cấp một lần được hưởng sẽ là: 2 x 1.300.000 = 2.600.000 đồng.



* Cách tính tổng số tiền trợ cấp thai sản nhận được sau khi sinh năm 2017
Ví dụ 1:

Chị An sinh con vào ngày 16/07/2017 (sinh thường), và mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc của chị An là 3.000.000 đồng.

Vậy số tiền mà chị An được thanh toán trợ cấp thai sản sẽ được tính như sau:

(3.000.000 x 6) + (1.210.000 x 2) = 20.420.000 đồng.

Ví dụ 2:

Chị Bình sinh con vào ngày 16/3/2016, có quá trình đóng bảo hiểm xã hội như sau:

- Từ tháng 10/2015 đến tháng 01/2017 (4 tháng) đóng bảo hiểm xã hội với mức lương 5.000.000 đồng/tháng;

- Từ tháng 02/2016 đến tháng 3/2016 (2 tháng) đóng bảo hiểm xã hội với mức lương 6.500.000 đồng/tháng.

=> Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc để làm cơ sở tính hưởng chế độ thai sản của chị Bình được tính như sau:

Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ

[(5.000.000 x 4) + (6.500.000 x 2)]/6=5.500.000 (đồng/tháng)

Như vậy: số tiền mà chị Bình được thanh toán trợ cấp thai sản sẽ là:

(5.500.000 x 6) + (1.210.000 x 2) = 35.420.000 đồng.

Qua bài viết trên, chắc hẳn những ai còn băn khoăn, lúng túng về cách tính lương đã có thể giải đáp cũng như tính được số trợ cấp mà mình được hưởng sau khi sinh con rồi phải không ạ.
 
Học thêm kiến thức tại: AMIS Blog | MISA Academy
Top