Lập, in bảng tính lương trên phần mềm MISA SME.NET 2017

P

Phạm Thùy Nga

Guest
Tài liệu có các nội dung sau:
  • Mục 1: Hướng dẫn lập bảng lương trên phần mềm, sửa bảng lương (thêm cột, lập công thức cho cột, thiết lập tài khoản hạch toán cho cột)
  • Mục 2: Hướng dẫn một số trường hợp đặc biệt khi lập bảng lương
    • Công ty có thêm tháng lương thứ 13 thì làm thế nào?
    • Muốn thêm khoản tăng thu nhập khác (ví dụ: phụ cấp,..) hoặc khoản khấu trừ lương khác (ví dụ: tiền ủng hộ,...) thì làm thế nào?
    • Lương đang chia cho 24 ngày, muốn chia cho số ngày khác, thay đổi số ngày (số giờ) tính công của tháng thì làm thế nào?
    • Khi tạm ứng cho nhân viên bằng tiền hạch toán qua tài khoản 141, muốn trừ luôn vào tiền lương thì làm thế nào?
    • Muốn thay đổi công thức tính cho cột thuế thu nhập cá nhân (TNCN) thì làm thế nào?
    • Muốn khai báo mức lương đóng bảo hiểm cho từng nhân viên riêng thì làm thế nào?
  • Mục 3: Hướng dẫn hạch toán chi phí lương, hạch toán tương ứng với tài khoản chi phí của từng phòng ban, phân bổ chi phí lương theo đơn vị, nhân viên, công trình, đối tượng THCP
  • Mục 4: Hướng dẫn in, xuất khẩu bảng tính lương, hướng dẫn in bảng thanh toán tiền lương trên khổ giấy A4 không bị mất thông tin
--------------------------------------------------------------------------------------------------------


1.
Hướng dẫn lập bảng lương trên phần mềm, sửa bảng lương (thêm cột, lập công thức cho cột, thiết lập tài khoản hạch toán cho cột), anh/chị thực hiện 2 bước sau:
  • Bước 1: Thiết lập các quy định chung trước khi lập bảng lương (số ngày, số giờ tính công trong tháng, tỷ lệ hưởng lương làm thêm, tỷ lệ đóng bảo hiểm, KPCĐ,...) - Xem hướng dẫn Tại đây
  • Bước 2: Lập bảng lương, sửa bảng lương (thêm cột, lập công thức cho cột, thiết lập tài khoản hạch toán cho cột) - Xem hướng dẫn Tại đây (Lưu ý: Bảng lương không nhập được từ excel, nếu có bảng lương ngoài excel, anh/chị không cần lập bảng lương trên phần mềm mà có thể hạch toán luôn chi phí lương, trả lương trên các phân hệ tổng hợp, quỹ, ngân hàng tương ứng)

2. Hướng dẫn một số trường hợp đặc biệt khi lập bảng lương - xem hướng dẫn Tại đây

3. Hướng dẫn hạch toán chi phí lương, phân bổ chi phí lương theo đơn vị, nhân viên, công trình, đối tượng THCP
  • Hướng dẫn phân bổ chi phí lương theo đơn vị, nhân viên, công trình, đối tượng THCP - Xem hướng dẫn Tại đây
  • Hướng dẫn hạch toán chi phí lương:
    • Cách 1: Khi Cất bảng lương, phần mềm sẽ hỏi có muốn hạch toán chi phí lương không, anh/chị ấn Yes để hạch toán
      ggg 1.PNG
    • Cách 2: Hạch toán chi phí lương - Xem hướng dẫn Tại đây
  • Hướng dẫn hạch toán chi phí lương tương ứng với từng tài khoản chi phí của từng phòng ban, anh/chị thực hiện 2 bước sau:
    • Bước 1: Vào Hệ thống\Tùy chọn\Tiền lương tích "Ưu tiên hạch toán CP lương theo TK CP trên danh mục cơ cấu tổ chức"
    • Bước 2: Khai báo tài khoản chi phí cho các phòng ban trong: Danh mục/ Cơ cấu tổ chức/ Kích đúp chuột vào phòng ban cần khai báo/ Điền mục “Tài khoản CP lương”
4. Hướng dẫn in, xuất khẩu bảng tính lương
  • Hướng dẫn in bảng tính lương, anh/chị xem 2 cách sau:
    • Cách 1: In từ bảng lương: Anh/Chị tích vào mũi tên cạnh chữ In\Chọn bảng lương hoặc phiếu lương cần in\Tích in
      ggg 1.PNG
      (
      Lưu ý: Với Bảng thanh toán tiền lương (không có chữ "Mẫu A4"), để in được trên khổ giấy A4 không bị mất thông tin, máy in của anh/chị cần có hỗ trợ in được khổ A3, khi In, anh/chị chọn thiết lập khổ giấy máy in là A3, giấy trên máy in vẫn để A4 thì sẽ in được bảng chấm công ra khổ A4)
      ggg.PNG
    • Cách 2: In từ báo cáo: Anh/Chị vào Báo cáo\Tiền lương\Bảng tổng hợp thanh toán tiền lương\Chọn tháng, phòng ban cần in\Sau đó tùy chỉnh báo cáo, khổ giấy in theo hướng dẫn Tại đây
  • Hướng dẫn xuất khẩu bảng lương - Xem hướng dẫn Tại đây
☚ Quay lại hướng dẫn các bước lập bảng chấm công, bảng lương, hạch toán chi phí lương, trả lương trên phần mềm khi sử dụng phân hệ tiền lương
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Học thêm kiến thức tại: AMIS Blog | MISA Academy
P

Phạm Thùy Nga

Guest
Hướng dẫn một số trường hợp đặc biệt khi lập bảng lương
  • Công ty có thêm tháng lương thứ 13 thì làm thế nào?
    • Trả lời: Để thêm tháng lương thứ 13, cũng như thêm một khoản tăng thu nhập, anh/chị thêm 1 cột trên bảng lương và thiết lập công thức cho cột đó - Xem hướng dẫn Tại đây
  • Muốn thêm khoản tăng thu nhập khác (ví dụ: phụ cấp,..) hoặc khoản khấu trừ lương khác (ví dụ: tiền ủng hộ,...) thì làm thế nào?
    • Trả lời: Anh/Chị xem hướng dẫn Tại đây
  • Lương đang chia cho 24 ngày, muốn chia cho số ngày khác, thay đổi số ngày (số giờ) tính công của tháng thì làm thế nào?
    • Trả lời: Anh/Chị vào Nghiệp vụ\ Tiền lương\ Quy định lương\ Sửa lại số ngày (số giờ) tính công trong tháng\ Cất (Lưu ý: Tháng nào có thay đổi thì vào sửa lại trước khi lập bảng lương tháng đó)
  • Khi tạm ứng cho nhân viên bằng tiền hạch toán qua tài khoản 141, muốn trừ luôn vào tiền lương thì làm thế nào?
    • Trả lời: Hạch toán số tiền tạm ứng trừ vào tiền lương luôn, anh/chị vào Hệ thống\ Tùy chọn\ Tiền lương\ Tích vào ô "Hiển thị cột tạm ứng 141 trên bảng lương"\ Lập bảng lương. Những bút toán hạch toán Nợ TK 141 có chọn đối tượng là nhân viên sẽ lên bảng lương tháng đó, số tiền thực nhận sẽ trừ đi khoản này.
  • Muốn thay đổi công thức tính cho cột thuế thu nhập cá nhân (TNCN) thì làm thế nào?
    • Trả lời: Cột Thuế TNCN anh/chị không lập được công thức cho cột này vì phần mềm dùng căn cứ vào quy định hiện hành để tính, anh/chị có thể tự gõ lại số liệu cột này, hoặc sửa lại công thức của Cột "Tổng Thu nhập chịu thuế TNCN" và "Tổng thu nhập tính thuế TNCN" phù hợp với đặc thù của đơn vị - Xem hướng dẫn sửa công thức cho cột Tại đây
  • Muốn khai báo mức lương đóng bảo hiểm cho từng nhân viên riêng thì làm thế nào?
    • Trả lời: Anh/Chị vào danh mục\ Đối tượng\ Nhân viên\ Mở phân viên lên, thêm thông tin\ Cất
 
Học thêm kiến thức tại: AMIS Blog | MISA Academy
Top