Kiểm tra tính đúng đắn của báo cáo đối chiếu kho bạc. (Mẫu số 01-SDKP/ĐVDT và 02-SDKP/ĐVDT)

TRINH NGUYỄN

Member
Thành viên BQT
Vấn đề:
Hướng dẫn, Kiểm tra tính đúng đắn của báo cáo đối chiếu kho bạc. (Mẫu số 01-SDKP/ĐVDT và 02-SDKP/ĐVDT)
Giải pháp:
(Có thể đơn vị không cần đối chiếu báo cáo này vì thường lúc này đơn vị đã đối chiếu xong với Kho bạc và có bảng xác nhận của Kho bạc)
  • Cột 3 - mẫu số 01: Ghi dự toán được giao phát sinh trong kỳ bao gồm dự toán được phân bổ vào đầu năm phát sinh trong kỳ, dự toán được giao bổ sung phát sinh trong kỳ và dự toán điều chỉnh theo quyết định của cấp có thẩm quyền phát sinh trong kỳ.
  • Cột 6 - mẫu số 01 = Cột 5 - mẫu số 02
  • Cột 7 - mẫu số 01 = Cột 6 - mẫu số 02
  • Trường hợp đối chiếu số liệu giữa phần mềm và thực tế lệch thì thực hiện như sau:
  • Xác định thời gian, thông tin về nguồn, chương, loại khoản lệch
  • In báo cáo 02-SDKP/ĐVDT và thực hiện đối chiếu với mẫu ký đóng dấu của KB xem lệch tiểu mục nào
  • Tìm kiếm các chứng từ của tiểu mục lệch và đối chiếu với chứng từ gốc và điều chỉnh cho đúng.
  • Tham khảo cách xử lý khi báo cáo sai Mẫu số 01, Mẫu số 02
Lưu ý: Một số tính năng tiện ích ảnh hưởng đến báo cáo tài chính.
  • Điều chỉnh kinh phí rút và chi (khi điều chỉnh xong, in báo cáo, chứng từ phải tích mẫu tự chủ )
  • Đối với Phần mềm MISA Mimosa.NET 2012
    • Rút 1 mục về chi cho nhiều mục khi in báo cáo tích mẫu tự chủ chương trình tự đối trừ tiểu mục rút với các tiểu mục âm.
    • Rút nhiều mục chi nhiều mục thì đơn vị phải điều chỉnh rút và chi, khi in tích mẫu tự chủ.

  • Đối với Phần mềm MISA Mimosa.NET 2014
  • Bỏ tính năng này Rút 1 mục về chi cho nhiều mục khi tích mẫu tự chủ chương trình tự đối trừ tiểu mục rút với các tiểu mục âm.
  • Rút dự toán ở một mục và chi ở mục khác thì để in báo cáo, chứng từ không bị dương ở mục rút và âm ở mục chi thanh toán, khi đó đơn vị phải điều chỉnh rút và chi, khi in tích mẫu tự chủ.
Lưu ý: Từ R13 trở lên chương trình tự động lấy số liệu và điều chỉnh cho trường hợp rút tạm ứng và thanh toán tạm ứng và ghi thu ghi chi.

  • Báo cáo, chứng từ ảnh hưởng bởi chức năng này
  • F02-1H: Sau điều chỉnh, chỉ tiêu Kinh phí chưa sử dụng chuyển năm sau sẽ không còn âm tiểu mục chi thanh toán và dương mục rút.
  • Mẫu 02-SDKP/ĐVDT: Sau khi điều chỉnh, làm thay đổi cột tạm ứng phát sinh trong kỳ này và số dư đến kỳ báo cáo.
  • C2-03/NS-giấy đề nghị thanh toán tạm ứng, ứng trước: Sau khi điều chỉnh, làm thay đổi cột số dư tạm ứng/ứng trước.
  • Điều chỉnh kinh phí rút: khi điều chỉnh xong, in báo cáo, chứng từ không phải tích mẫu tự chủ
  • Nếu đơn vị Rút về chưa chi, Rút về đã chi và chưa lập bảng kê để kho bạc duyệt hoặc Rút về một mục, nhưng chi thanh toán, kho bạc duyệt mục khác thì khi điều chỉnh Hạch toán Nợ TK111,112,3118/Có TK4612.
  • Nếu đơn vị Rút về đã chi và kho bạc duyệt (điều chỉnh giảm cả rút và chi từ mục này sang mục khác): hạch toán Nợ TK6612/Có TK4612.
  • Báo cáo, chứng từ ảnh hưởng bởi chức năng này:
- F02-1H: Sau điều chỉnh, làm thay đổi số liệu cột Kinh phí được sử dụng kỳ này (chi tiết cột số 2 và 3).

- Mẫu 02-SDKP/ĐVDT: Sau khi điều chỉnh, làm thay đổi cột tạm ứng phát sinh trong kỳ này và số dư đến kỳ báo cáo.

- C2-03/NS-giấy đề nghị thanh toán tạm ứng, ứng trước: Sau khi điều chỉnh, làm thay đổi cột số dư tạm ứng/ứng trước.

Xem tài liệu tham khảo về điều chỉnh kinh phí tự chủ

  • Khi nào thì thực hiện điều chỉnh Rút và điều chỉnh rút và chi
  • Sử dụng điều chỉnh KP rút Khi đơn vị có xin kho bạc điều chỉnh kinh phí rút (in C02-10/NS phiếu điều chỉnh số liệu ngân sách ở giao diện điều chỉnh KP đã rút)
  • Khi phát hiện rút sai -> sẽ thực hiện điều chỉnh. Trong trường hợp số rút này đã chi thì phải thực hiện điều chỉnh cả số chi
  • Có sự thay đổi về dự toán của năm (thường là thay đổi nguồn). VD: Bệnh viên Đa khoa Tỉnh X với khoản chi phòng cháy chữa cháy, khi đầu năm đơn vị dùng nguồn Ngân sách nhưng đến giữa năm Bộ Y tế duyệt khoản chi này được sử dụng nguồn Thu sự nghiệp -> khi đó sẽ phải thực hiện điều chỉnh ... hoặc rút lương nguồn tự chủ sau đó chuyển qua nguồn cải cách tiền lương
  • Sử dụng điều chỉnh kinh phí rút và chi: Khi đơn vị không xin kho bạc điều chỉnh kinh phí rút
 
Học thêm kiến thức tại: AMIS Blog | MISA Academy
Top