Hướng dẫn cách xác định chênh lệch tỷ giá hối đoái, các xác định tỷ giá và hạch toán theo TT200

Trạng thái
Không mở trả lời sau này.

Trần Mai Nhung

Member
Nhân viên MISA
I. Quy định chung về tỷ giá hối đoái và chênh lệch tỷ giá hối đoái:
1. Chênh lệch tỷ giá hối đoái chủ yếu phát sinh trong các trường hợp:

- Thực tế mua bán, trao đổi, thanh toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ trong kỳ (chênh lệch tỷ giá hối đoái đã thực hiện);

- Đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ tại thời điểm lập Báo cáo tài chính (chênh lệch tỷ giá hối đoái chưa thực hiện);

- Chuyển đổi Báo cáo tài chính được lập bằng ngoại tệ sang Đồng Việt Nam.



2. Các loại tỷ giá sử dụng trong kế toán:

Việc quy đổi đồng ngoại tệ ra đồng Việt Nam phải căn cứ vào:

- Tỷ giá giao dịch thực tế.

- Tỷ giá ghi sổ kế toán.



3. Các loại tỷ giá ghi sổ và cách xác định:

Tỷ giá ghi sổ gồm: Tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh hoặc tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền di động (tỷ giá bình quân gia quyền sau từng lần nhập).

– Tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh: Là tỷ giá khi thu hồi các khoản nợ phải thu, các khoản ký cược, ký quỹ hoặc thanh toán các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ, được xác định theo tỷ giá tại thời điểm giao dịch phát sinh hoặc tại thời điểm đánh giá lại cuối kỳ của từng đối tượng.

– Tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền di động là tỷ giá được sử dụng tại bên Có tài khoản tiền khi thanh toán tiền bằng ngoại tệ, được xác định trên cơ sở lấy tổng giá trị được phản ánh tại bên Nợ tài khoản tiền chia cho số lượng ngoại tệ thực có tại thời điểm thanh toán.

II. Nguyên tắc xác định tỷ giá giao dịch thực tế đối với các giao dịch thực tế phát sinh
1. Các khoản phải thu

  • Bên Nợ các khoản phải thu là tỷ giá mua của ngân hàng nơi chỉ định khách hàng thanh toán (Riêng trường hợp nhận trước thì ghi nhận theo tỷ giá đích danh)
  • Bên Có tài khoản phải thu là tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh
2. Các khoản phải trả

  • Bên Có các khoản phải trả: là tỷ giá ban ngân hàng thương mại nơi thường xuyên giao dịch
  • Bên Nợ các khoản phải trả là tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh
3. Doanh thu và thu nhập khác là tỷ giá mua của ngân hàng được chỉ định bởi bên bán

4. Đối với giao dịch mua sắm tài sản hoặc các khoản chi phí mà mua chịu (chưa thanh toán) thì ghi nhậ theo tỷ giá bán của ngân hàng mà doanh nghiệp thường xuyên giao dịch

III.Cách hạch toán các nghiệp vụ chênh lệch tỷ giá
a) Khi mua vật tư hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ thanh toán bằng ngoại tệ:

Nợ các TK 156, 211, 627, 641, 642.....: Tỷ giá mua của ngân hàng thanh toán

Nợ TK 635 (lỗ tỷ giá hối đoái)

Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (theo tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền di động).

Có TK 515 (lãi tỷ giá hối đoái).

b) Khi mua vật tư, hàng hoá, TSCĐ, dịch vụ của nhà cung cấp chưa thanh toán tiền:

Nợ các TK 111, 641, 642.. (tỷ giá bán của ngân hàng mà DN vay hoặc dự kiến trả)

Có các TK 331, 341, 336...(tỷ giá bán của ngân hàng mà DN vay hoặc dự kiến trả)

c) Khi ứng trước tiền cho người bán bằng ngoại tệ để mua vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ:

- Hạch toán số tiền ứng trước

Nợ TK 331 - (tỷ giá bán của ngân hàng DN trả tiền tại ngày ứng trước).

Nợ TK 635 - (lỗ tỷ giá hối đoái)

Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (theo tỷ giá bình quân gia quyền di động).

Có TK 515 (lãi tỷ giá hối đoái).

- Khi nhận vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ từ người bán:

Nợ các TK 156, 211, 627.... Lấy tỷ giá bán tại ngày ứng trước

Có TK 331 - Tỷ giá bán của NHTM.

+ Đối với giá trị vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ còn nợ chưa thanh toán tiền ghi:

Nợ các TK 156, 211, 627....(tỷ giá ban tại thời điểm ghi nhận phải trả của ngân hàng)

Có TK 331(Lấy tỷ giá bán của ngân hàng dự kiến trả)

d) Khi thanh toán nợ phải trả bằng ngoại tệ, ghi:

Nợ các TK 331, 336, 341,... (tỷ giá đích danh của từng khoản nợ).

Nợ TK 635 (lỗ tỷ giá hối đoái)

Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (tỷ giá bình quân gia quyền di động bên Có tài khoản 1112).

Có TK 515 (lãi tỷ giá hối đoái).

e) Khi phát sinh doanh thu, thu nhập khác bằng ngoại tệ:

Nợ các TK 111(1112), 112(1122), 131... (tỷ giá mua của ngân hàng nơi doanh nghiệp)

Có các TK 511, 711 (tỷ giá mua của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp mở tài khoản).

g) Khi nhận trước tiền của người mua bằng ngoại tệ để cung cấp vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ:

- Kế toán phản ánh số tiền nhận trước của người mua như sau

Nợ các TK 111 (1112), 112 (1122). (Tỷ giá mua của ngân hàng mà DN mở tài khoản)

Có TK 131 (Tỷ giá mua của ngân hàng thương mại mà DN mở tài khoản)

- Khi chuyển giao vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ cho người mua, kế toán phản ánh:

+ Đối với phần doanh thu, thu nhập nhận trước:

Nợ TK 131 Lấy theo tỷ giá mua vào của NHTM mà tại thời điểm nhận trước

Có các TK 511, 711. (Lấy theo tỷ giá mua của ngân hàng thương mại mà tại thời điểm nhận trước)

+ Đối với phần doanh thu, thu nhập chưa thu được tiền ghi

Nợ TK 131 (tỷ giá mua vào ngân hàng thương mại mà bên bán chỉ định)

Có các TK 511, 711 (tỷ giá mua vào của ngân hàng thương mại mà bên bán chỉ định)

h) Khi thu được tiền nợ phải thu bằng ngoại tệ, ghi:

Nợ các TK 111 (1112), 112 (1122) (tỷ giá mua vào của ngân hàng thương mại mà doanh nghiệp giao dịch).

Nợ TK 635 (lỗ tỷ giá hối đoái)

Có các TK 131, 136, 138 (tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh).

Có TK 515 (lãi tỷ giá hối đoái).
 
Học thêm kiến thức tại: AMIS Blog | MISA Academy
Trạng thái
Không mở trả lời sau này.
Top