Giá thành công ty Nhôm

Khuê456

Member
Chào Ad,
Ad cho em hỏi , Bên em là công ty sản xuất và thi công nhôm kính ạ, Bên em sản xuất nhôm kính sau đó đi thi công lắp ráp cho từng công trình ạ,Em tính giá thành như thế nào dược trên Misa ạ. em cảm ơn
 
Học thêm kiến thức tại: AMIS Blog | MISA Academy

MISA Hồng Nhung

Moderator
Thành viên BQT
Nhân viên MISA
Chào Ad,
Ad cho em hỏi , Bên em là công ty sản xuất và thi công nhôm kính ạ, Bên em sản xuất nhôm kính sau đó đi thi công lắp ráp cho từng công trình ạ,Em tính giá thành như thế nào dược trên Misa ạ. em cảm ơn
Thưa anh/chị,
nếu đơn vị anh/chị có sản xuất ra thành phẩm nhôm kính từ chính nguyên vật liệu tại đơn vị thì có thể tính giá thành giản đơn hoặc hệ số (hoặc lắp ráp nếu không có chi phí nhân công và chi phí khác). Sau đó, sử dụng nhôm kính đi thi công lắp ráp cho từng công trình thì tính giá thành theo công trình ạ.
Hướng dẫn tính giá thành: https://help.sme2020.misa.vn/ac/gia-thanh/
 
Học thêm kiến thức tại: AMIS Blog | MISA Academy

Khuê456

Member
Thưa anh/chị,
nếu đơn vị anh/chị có sản xuất ra thành phẩm nhôm kính từ chính nguyên vật liệu tại đơn vị thì có thể tính giá thành giản đơn hoặc hệ số (hoặc lắp ráp nếu không có chi phí nhân công và chi phí khác). Sau đó, sử dụng nhôm kính đi thi công lắp ráp cho từng công trình thì tính giá thành theo công trình ạ.
Hướng dẫn tính giá thành: https://help.sme2020.misa.vn/ac/gia-thanh/
Công ty mình mua 1 tấm kính lớn, sau đó đi cho công nhân cắt thành những tấm kính nhỏ và có thêm phụ kiện kèm theo để tạo thành 1 tấm kính hoàn chỉnh đi thi công coobng trình ạ
 
Học thêm kiến thức tại: AMIS Blog | MISA Academy

MISA Hồng Nhung

Moderator
Thành viên BQT
Nhân viên MISA
Dạ phần này anh/chị có thể tháo dỡ tấm kính lớn thành những tấm kính nhỏ, rồi từ tấm kính nhỏ thêm phụ kiện kèm theo lắp ráp thành 1 tấm kính hoàn chỉnh. Từ tấm kính hoàn chỉnh đi thi công công trình, tính giá thành theo công trình.
 
Học thêm kiến thức tại: AMIS Blog | MISA Academy

Khuê456

Member
Dạ phần này anh/chị có thể tháo dỡ tấm kính lớn thành những tấm kính nhỏ, rồi từ tấm kính nhỏ thêm phụ kiện kèm theo lắp ráp thành 1 tấm kính hoàn chỉnh. Từ tấm kính hoàn chỉnh đi thi công công trình, tính giá thành theo công trình.
Mỗi khách hàng thì có 1 đơn đặt hàng khác nhau nên mình sẽ cắt kích thước và tỷ lệ khác nhau ạ,. Vậy mình tính giá thành theo pp nào thì được ạ. mong ad hỗ trợ
 
Học thêm kiến thức tại: AMIS Blog | MISA Academy

MISA Hồng Nhung

Moderator
Thành viên BQT
Nhân viên MISA
Thưa anh/chị,
anh/chị cắt theo kích thước, tỷ lệ khác nhau thì tạo từng mã hàng phù hợp với từng đơn đặt hàng khác nhau chứ không ảnh hưởng tới phương pháp tính giá thành ạ.
 
Học thêm kiến thức tại: AMIS Blog | MISA Academy

Khuê456

Member
Thưa anh/chị,
anh/chị cắt theo kích thước, tỷ lệ khác nhau thì tạo từng mã hàng phù hợp với từng đơn đặt hàng khác nhau chứ không ảnh hưởng tới phương pháp tính giá thành ạ.
Vậy là mình tính giá thành sản phẩm trước theo giản đơn sau đó mới tính giá thành công trình . Như vậy hợp lý không ad
 
Học thêm kiến thức tại: AMIS Blog | MISA Academy

MISA Hồng Nhung

Moderator
Thành viên BQT
Nhân viên MISA
Dạ được ạ, anh/chị tính giản đơn, kỳ tính 1 tính giá thành tạo tấm kính nhỏ, kỳ tính 2 tạo tấm kính hoàn chỉnh. Sau đó tính giá thành công trình, xuất tấm kính hoàn chỉnh đi thi công công trình ạ.
 
Học thêm kiến thức tại: AMIS Blog | MISA Academy

Khuê456

Member
Dạ được ạ, anh/chị tính giản đơn, kỳ tính 1 tính giá thành tạo tấm kính nhỏ, kỳ tính 2 tạo tấm kính hoàn chỉnh. Sau đó tính giá thành công trình, xuất tấm kính hoàn chỉnh đi thi công công trình ạ.
Dạ, ad cho em hỏi thêm, bên em có hao hụt 5% sp thì em nhập như thế nào ở bước nào trên Misa ạ, em cảm ơn
 
Học thêm kiến thức tại: AMIS Blog | MISA Academy

MISA Hồng Nhung

Moderator
Thành viên BQT
Nhân viên MISA
Thưa anh/chị, số hao hụt đó được tính vào giá trị nhập kho để đưa vào giá vốn khi bán luôn hay đưa vào chi phí ạ. Nếu đưa vào chi phí thì lập chứng từ giảm giá trị sản xuất hạch toán Nợ TK 6/8/ Có TK 62x, trường hợp còn lại thì tính giá thành bình thường ạ.
Trân trọng!
 
Học thêm kiến thức tại: AMIS Blog | MISA Academy

VNA111

Active Member
Thưa anh/chị, số hao hụt đó được tính vào giá trị nhập kho để đưa vào giá vốn khi bán luôn hay đưa vào chi phí ạ. Nếu đưa vào chi phí thì lập chứng từ giảm giá trị sản xuất hạch toán Nợ TK 6/8/ Có TK 62x, trường hợp còn lại thì tính giá thành bình thường ạ.
Trân trọng!
Lại linh tinh rồi
Theo bạn, 5% hao hụt SP là gì, tính ra như thế nào, tính được cái gì để nhập kho ạ?
 
Học thêm kiến thức tại: AMIS Blog | MISA Academy

Vũ Văn Tiến

Administrator
Nhân viên MISA
Dạ anh/chị có thể hướng dẫn giúp em nhập 5% hao hụt sp trong phần mềm được không ạ, em cam rơn
Chào Anh/Chị,
Phần hao hụt 5% này, Anh/Chị có thể mô tả rõ hơn thực tế của đơn vị để MISA có căn cứ hướng dẫn chi tiết hơn:
- sản phẩm đang hao hút là sản phẩm gì, hao hụt trong giai đoạn nào và lý do hao hụt sản phẩm?
Trân trọng cảm ơn!
 
Học thêm kiến thức tại: AMIS Blog | MISA Academy

Khuê456

Member
Chào Anh/Chị,
Phần hao hụt 5% này, Anh/Chị có thể mô tả rõ hơn thực tế của đơn vị để MISA có căn cứ hướng dẫn chi tiết hơn:
- sản phẩm đang hao hút là sản phẩm gì, hao hụt trong giai đoạn nào và lý do hao hụt sản phẩm?
Trân trọng cảm ơn!
Ví dụ như bên mình mua thanh nhôm dài là 9.8m , sau đó cắt ra cây, thường thì sẽ dư 5cm , 5 cm mình bỏ. Phụ kiện kèm theo mua về đôi khi cũng hỏng hóc
 
Học thêm kiến thức tại: AMIS Blog | MISA Academy

Vũ Văn Tiến

Administrator
Nhân viên MISA
Ví dụ như bên mình mua thanh nhôm dài là 9.8m , sau đó cắt ra cây, thường thì sẽ dư 5cm , 5 cm mình bỏ. Phụ kiện kèm theo mua về đôi khi cũng hỏng hóc
Chào bạn,
Theo như ví dụ của bạn. Theo mình thì sẽ xử lý như sau:
1. Khi xuất kho nhôm ra cắt --> Xuất kho vẫn hạch toán xuất đẩy đủ cả thanh nhôm đưa vào Nợ 621 (TT200), Nợ 154 (TT133)/Có 152,156...
Phần cắt dư, cắt thừa có thể ghi giảm chi phí sản xuất và đưa vào giá vốn: Nợ 632/ Có 621 (TT200), Có 154 (TT133)
2. Với các phụ kiện kèm theo hỏng học
- Trường hợp hàng trong kho, chưa đem ra sản xuất --> hạch toán: Nợ 632/Có 152,156
- Trường hợp phụ kiện đã xuất kho sản xuất sau đó hỏng --> Hạch toán: Nợ 632/Có 621(TT200), Có 154(TT133)
Em cảm ơn!
 
Học thêm kiến thức tại: AMIS Blog | MISA Academy

VNA111

Active Member
Chào bạn,
Theo như ví dụ của bạn. Theo mình thì sẽ xử lý như sau:
1. Khi xuất kho nhôm ra cắt --> Xuất kho vẫn hạch toán xuất đẩy đủ cả thanh nhôm đưa vào Nợ 621 (TT200), Nợ 154 (TT133)/Có 152,156...
Phần cắt dư, cắt thừa có thể ghi giảm chi phí sản xuất và đưa vào giá vốn: Nợ 632/ Có 621 (TT200), Có 154 (TT133)
2. Với các phụ kiện kèm theo hỏng học
- Trường hợp hàng trong kho, chưa đem ra sản xuất --> hạch toán: Nợ 632/Có 152,156
- Trường hợp phụ kiện đã xuất kho sản xuất sau đó hỏng --> Hạch toán: Nợ 632/Có 621(TT200), Có 154(TT133)
Em cảm ơn!
Chào bạn,
Bỏ tình huống của mình vào đây làm gì, lại thấy chuyện không hay rồi.
Trừ bút toán Nợ 621 (TT200), Nợ 154 (TT133)/Có 152,156... tất cả các bút toán khác đều cần xem xét lại.
1. Phần cắt dư, cắt thừa có thể ghi giảm chi phí sản xuất và đưa vào giá vốn: Nợ 632/ Có 621 (TT200), Có 154 (TT133)
Bạn thử xem với bút toán này chi phí sản xuất có giảm không (ghi nợ TK chi phí nọ, ghi có TK chi phí kia), mà cần thiết thì xem lại TT 200 xem có bút toán hạch toán TK 621 hay 632 như bạn làm không?
2. ...
- Trường hợp hàng trong kho, chưa đem ra sản xuất --> hạch toán: Nợ 632/Có 152,156, bạn thử nghĩ xem nếu ghi có TK 152, 156 mà bạn bảo hàng còn trong kho thì thực tế sẽ thế nào?
Chán.
 
Học thêm kiến thức tại: AMIS Blog | MISA Academy

Vũ Văn Tiến

Administrator
Nhân viên MISA
Chào bạn,
Bỏ tình huống của mình vào đây làm gì, lại thấy chuyện không hay rồi.
Trừ bút toán Nợ 621 (TT200), Nợ 154 (TT133)/Có 152,156... tất cả các bút toán khác đều cần xem xét lại.
1. Phần cắt dư, cắt thừa có thể ghi giảm chi phí sản xuất và đưa vào giá vốn: Nợ 632/ Có 621 (TT200), Có 154 (TT133)
Bạn thử xem với bút toán này chi phí sản xuất có giảm không (ghi nợ TK chi phí nọ, ghi có TK chi phí kia), mà cần thiết thì xem lại TT 200 xem có bút toán hạch toán TK 621 hay 632 như bạn làm không?
2. ...
- Trường hợp hàng trong kho, chưa đem ra sản xuất --> hạch toán: Nợ 632/Có 152,156, bạn thử nghĩ xem nếu ghi có TK 152, 156 mà bạn bảo hàng còn trong kho thì thực tế sẽ thế nào?
Chán.
Chào Anh,
MISA xin phản hồi như sau:
1. Trong thông tư 200, trong điều 84, mục số 03 hướng dẫn hạch toán một số nghiệp vụ phát sinh có hướng dẫn (Như hình)
Đồng thời với cách hạch toán trên, phần mềm vẫn đáp ứng giảm chi phí.
2. Với phụ kiện hỏng học trong kho, khi đơn vị thực tế xử lý phụ kiện như hủy hoặc thanh lý,... --> thì tương ứng sẽ phát sinh nghiệp vụ xuất kho và hạch toán như hướng dẫn. Như vây giữa sổ kho và sổ cái khớp với nhau

Nếu như anh có cách hạch toán khác, anh vui lòng phản hồi lại để cộng đồng tham khảo.

Trân trọng cảm ơn!
 

Đính kèm

Học thêm kiến thức tại: AMIS Blog | MISA Academy

Khuê456

Member
Chào bạn,
Theo như ví dụ của bạn. Theo mình thì sẽ xử lý như sau:
1. Khi xuất kho nhôm ra cắt --> Xuất kho vẫn hạch toán xuất đẩy đủ cả thanh nhôm đưa vào Nợ 621 (TT200), Nợ 154 (TT133)/Có 152,156...
Phần cắt dư, cắt thừa có thể ghi giảm chi phí sản xuất và đưa vào giá vốn: Nợ 632/ Có 621 (TT200), Có 154 (TT133)
2. Với các phụ kiện kèm theo hỏng học
- Trường hợp hàng trong kho, chưa đem ra sản xuất --> hạch toán: Nợ 632/Có 152,156
- Trường hợp phụ kiện đã xuất kho sản xuất sau đó hỏng --> Hạch toán: Nợ 632/Có 621(TT200), Có 154(TT133)
Em cảm ơn!

Vâng , em cảm ơn ạ, Để em làm thử ạ
 
Học thêm kiến thức tại: AMIS Blog | MISA Academy

VNA111

Active Member
Chào Anh,
MISA xin phản hồi như sau:
1. Trong thông tư 200, trong điều 84, mục số 03 hướng dẫn hạch toán một số nghiệp vụ phát sinh có hướng dẫn (Như hình)
Đồng thời với cách hạch toán trên, phần mềm vẫn đáp ứng giảm chi phí.
2. Với phụ kiện hỏng học trong kho, khi đơn vị thực tế xử lý phụ kiện như hủy hoặc thanh lý,... --> thì tương ứng sẽ phát sinh nghiệp vụ xuất kho và hạch toán như hướng dẫn. Như vây giữa sổ kho và sổ cái khớp với nhau

Nếu như anh có cách hạch toán khác, anh vui lòng phản hồi lại để cộng đồng tham khảo.

Trân trọng cảm ơn!
Chào bạn Tiến,
Với thông tin như vậy mà bạn đã đưa phương án xử lý thế thì....
Mình lại nhờ bạn một tình huống sau, sau khi bạn đưa ý kiến, mình sẽ nói về từng vấn đề của Khuê456 trong cách xử lý trên của bạn (bạn ấy có đề nghị mình xong thông tin quá ít mình không dám đưa ý kiến trả lời).
Trong tháng 09/2020 bạn Khuê456 sản xuất 10 cửa sổ kích thước 1,6mx0.6m. Hồ sơ thiết kế sp tính ra cần dùng 100kg nhôm (10 cây) với giá mua 50k/1kg đã tính 5% hao hụt.
Ngày 3/9 nhận hóa đơn mua VTnhà CC A, số lượng 95kg (10 cây) giá 50k/kg, số VT này xuất ra SX trong ngày.
Ngày 10/9, nhận hóa đơn mua VT nhà CCB, số lượng 25kg (2 cây) giá 60k/kg, nguyên nhân việc xuất hiện hóa đơn vật tư 2 được bộ phận sx thông báo là do thợ cắt sai, lẽ ra thanh nhôm 9,8 m cắt thành theo thiết kế 5 đoạn 1,6m còn lại cắt 3 đoạn 60cm theo kích thước, không vứt đi tý nào cả thì lại cắt thành 6 đoạn 1,6 m trước sau mưới cắt 0.6m thành ra có mẩu 0,2m bị thừa ra chả làm được gì, nhà CCA hết hàng phải mua nhà CCB cho kịp tiến độ. Số VT này xuất ra và dùng hết 1 cây và 2 đoạn 60cm.
Ngày 30/9, lãnh đạo đơn vị quyết định không nhập kho vật tư thừa, người làm sai phải đền 50% số sai phạm trừ lương, tổn thất còn lại kế toán xử lý theo quy định.
Cho mình xin cách xử lý của bạn cho tình huống, nếu bạn không có phương án khác, bút toán “Phần cắt dư, cắt thừa có thể ghi giảm chi phí sản xuất và đưa vào giá vốn: Nợ 632/ Có 621 (TT200), Có 154 (TT133) được coi là cách xử lý của bạn”
Trân trọng.
 
Học thêm kiến thức tại: AMIS Blog | MISA Academy

Mimi

New Member
Theo cá nhân của mình, đây là nơi để mọi người cùng thảo luận, góp ý. Chứ không phải chỗ để bắt bẻ, nếu bạn VNA 111 đã trao đổi thì nói thử quan điểm của mình xem có hợp lý không. Toàn thấy đi bắt bẻ người khác mà không dám đưa ra quan điểm cá nhân. MISA người ta làm phần mềm, mình không biết với hạch toán này, hạch toán kia không rõ đưa lên phần mềm làm sao --> thì người ta trả lời là đúng rồi, còn về nghiệp vụ, các bạn cũng tư vấn thêm, cái nào vẫn chưa rõ thì có thể hỏi thêm chỗ khác.
Mình chỉ góp ý mang tính chất xây dựng cộng đồng tốt hơn. Tránh việc chỉ vào chê mà không hướng dẫn xử lý.
 
Học thêm kiến thức tại: AMIS Blog | MISA Academy
Top