Cách đánh số chứng từ và chọn tháng hạch toán

Xuân Lan

New Member
Chào các anh/ chị!
Các anh/ chị cho em hỏi: cách đánh số trên misa sme.net 2017 qui ước đánh số chứng từ như thế nào ạ? mình chọ cách đánh số chứng từ 001/01 (số chứng và tháng), sao khi chuyển qua tháng khác thì số chứng từ vẫn giũ nguyên tiếp số đó mà không định dạng được theo tháng khác, mong mọi người chỉ giúp dùm em! em xin cảm ơn rất nhiều!
 
Học thêm kiến thức tại: AMIS Blog | MISA Academy

NNLUONG_MISA

Moderator
Nhân viên MISA
Thưa anh/chị,
Anh/chị vui lòng xem hướng dẫn sau của phần mềm trong mục Quy tắc đánh số chứng từ:
upload_2017-7-12_8-35-27.png

Như vậy, với cách đánh của anh/chị thì MISA hiểu anh/chị sẽ tích nút Tăng số từ trái qua phải để các số chứng từ tiếp theo của tháng 1 là 002/01...==> Hết tháng 1 số chứng từ có thể là 098/01. Đầu tháng 2, anh/chị muốn số bắt đầu từ 001/02 thì cần phải vào Quy tắc đánh số chứng từ này để sửa lại từ 001/01 thành 001/02 để tháng 2 số chứng từ được tăng đúng như mong muốn, tương tự các tháng tiếp theo sau khi hết chứng từ tháng trước, đầu tháng lại phải sửa thành 001/03 cho tháng 3 rồi 001/04 cho tháng 4...
Trân trọng cảm ơn sự hợp tác của anh/chị!
 
Học thêm kiến thức tại: AMIS Blog | MISA Academy

Xuân Lan

New Member
Thưa anh/chị,
Anh/chị vui lòng xem hướng dẫn sau của phần mềm trong mục Quy tắc đánh số chứng từ:
View attachment 193
Như vậy, với cách đánh của anh/chị thì MISA hiểu anh/chị sẽ tích nút Tăng số từ trái qua phải để các số chứng từ tiếp theo của tháng 1 là 002/01...==> Hết tháng 1 số chứng từ có thể là 098/01. Đầu tháng 2, anh/chị muốn số bắt đầu từ 001/02 thì cần phải vào Quy tắc đánh số chứng từ này để sửa lại từ 001/01 thành 001/02 để tháng 2 số chứng từ được tăng đúng như mong muốn, tương tự các tháng tiếp theo sau khi hết chứng từ tháng trước, đầu tháng lại phải sửa thành 001/03 cho tháng 3 rồi 001/04 cho tháng 4...
Trân trọng cảm ơn sự hợp tác của anh/chị!
Em cảm ơn rất nhiều ạ!! Nhưng chị cho em xin hỏi thêm, khi em nhập chứng từ luân chuyển tháng này qua tháng kia, ví dụ: vừa theo dõi tháng 7, vừa nhập chứng từ tháng 6 lại, thì chọn tháng thế nào để khi chuyển qua các tháng khác nhau, số chứng từ sẽ hiểu theo thứ tự của tháng đó?
 
Học thêm kiến thức tại: AMIS Blog | MISA Academy

NNLUONG_MISA

Moderator
Nhân viên MISA
Thưa anh/chị,
Phần mềm chỉ có thể đánh số tự động tăng dần căn cứ khai báo trong Quy tắc đánh số chứng từ với nguyên tắc nhập liệu đúng thời điểm phát sinh chứng từ, trường hợp nhập liệu bù chứng từ tức là đã khai quy tắc đánh số cho tháng 7 với số bắt đầu là 001/07 và số chứng từ tháng 7 hiện tại đang là 055/07 mà anh/chị lại nhập bổ sung chứng từ 041/06 (số cuối tháng 6 kết thúc ở 040/06) thì phần mềm không thể phân biệt được==> Như vậy anh/chị phải chủ động kiểm soát số chứng từ tháng 06 và sửa số chứng từ sinh tự động về số thực tế của tháng 06. Trường hợp nhập bổ sung nhiều, liên tục, anh/chị có thể sửa lại Quy tắc đánh số chứng từ về tháng 06 rồi nhập liệu, nhập xong lại sửa về tháng 07 để nhập liệu của tháng 7.
Trân trọng cảm ơn sự hợp tác của anh/chị!
 
Học thêm kiến thức tại: AMIS Blog | MISA Academy

Xuân Lan

New Member
Cảm ơn NNLUONG_MISA, em muốn hỏi là ví dụ em đang nhập liệu lại của tháng 6, nhưng tháng 7 cũng đang phát sinh, em mở tháng 7 để nhập nghiệp vụ phát sinh thì số chứng từ không nhảy theo số thứ tự trước đó mà nhảy số thứ tự của tháng 6.
 
Học thêm kiến thức tại: AMIS Blog | MISA Academy

NNLUONG_MISA

Moderator
Nhân viên MISA
Thưa anh/chị,
Trường hợp không muốn phần mềm tự động cập nhật theo quy tắc của chứng từ sửa mới thì anh/chị vào Hệ thống\tùy chọn\Quy tắc đánh số CT và bỏ tích ô Tự động cập nhật quy tắc đánh số CT đi nhé.
Trân trọng cảm ơn sự hợp tác của anh/chị!
 
Học thêm kiến thức tại: AMIS Blog | MISA Academy

Xuân Lan

New Member
Em xin cảm ơn rất nhiều ạ! Chị có thể cho em hỏi thêm phần bảng lương chút nhé! Bên em làm công ty xây dựng, nên có nhiều công trình, mỗi tuần em lập bảng chấm công cho công nhân, khi em nhập đối tượng/nhân viên/đơn vị: công nhân, lập như vậy thì khi làm bảng chấm công sẽ không hiện ra là công trình nào, còn chọn công nhân theo đơn vị của 1 công trình riêng thì khi ở công trình khác em lại không chọn được người công nhân ở công trình trước, vì 1 công nhân trong tuần có thể làm 2 công trình, di chuyển qua lại, như vậy em nên tạo thế nào cho hợp lý vậy chị? Mong chị giúp đỡ dùm em, em cảm ơn nhiều ạ!
 
Học thêm kiến thức tại: AMIS Blog | MISA Academy

NNLUONG_MISA

Moderator
Nhân viên MISA
Thưa chị Lan,
Hiện tại trên phần mềm mỗi nhân viên chỉ thuộc 1 phòng ban hay 1 phân xưởng, công trình và mỗi phòng bàn, phân xưởng, công trình chỉ có thể lập bảng chấm công cho 1 lần do vậy việc đáp ứng chấm công cho 1 nhân viên ở nhiều phòng ban, phân xưởng, công trình thì phần mềm chưa đáp ứng được. Trường hợp này, để xem xét yêu cầu đơn vị, chị vui lòng ghi rõ mong muốn thực tế từ việc lập bảng chấm công đến tính lương và tập hợp chi phí liên quan nếu có kèm thông tin Tên đơn vị, Địa chỉ, Tên và điện thoại người liên hệ gửi vào hòm thư [email protected] đồng thời cc cho email [email protected] để MISA có căn cứ xem xét yêu cầu cải tiến sản phẩm nhé!
Trân trọng cảm ơn sự hợp tác của chị!
 
Học thêm kiến thức tại: AMIS Blog | MISA Academy
Anh, chị ơi
1. Cho e hỏi về việc đánh số chứng từ ngân hàng. Đầu năm 2018 kế toán cũ đánh số UNC002.VCB, NTTK001.VCB, UNC003.DA, NTTK002.DA..., số được đánh liên tục cả 2 ngân hàng. Qua tháng 06 em muốn tách số chứng từ 2 ngân hàng ra để dễ theo dõi và đánh lại ký hiệu khác theo từng tháng vd: 001T06.18VCB, 001T06.18DA... 001T07.18VCB, 001T07.18DA, nếu đánh lại như vậy có hợp lý không ạ?
2. Do ngân hàng cuối tháng mới đưa sổ phụ và các phiếu hạch toán phí chuyển tiền, nếu vậy cuối tháng em cộng dồn các phí hạch toán vào 1 bút toán được không ạ?

Em cám ơn!!!
 
Học thêm kiến thức tại: AMIS Blog | MISA Academy
Thưa Quý khách hàng!
1.Việc đánh số chứng từ mục đích cho đơn vị dễ quản lý nên Quý khách hàng có thể đánh số lại theo tình hình quản trị của đơn vị
2.Các khoản chi phí cuối tháng đơn vị có thể dồn lại hạch toán vào một chứng từ cũng được để giảm thiếu số chứng từ. Tuy nhiên tốt nhất nên tách các chứng từ khác nhau để hạch toán được theo đúng thời gian phát sinh.
Trân trọng cảm ơn!
 
Học thêm kiến thức tại: AMIS Blog | MISA Academy
Top