Các giai đoạn triển khai hóa đơn điện tử theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP

Bộ Tài chính đã phê duyệt Nghị định số 123/2020/NĐ-CP về triển khai hóa đơn điện tử theo hai giai đoạn. Cụ thể, giai đoạn 1 từ tháng 11/2021 đến tháng 3/2022, giai đoạn 2 từ tháng 4/2022 đến tháng 7/2022.

1. Giai đoạn 1: Từ tháng 11/2021 đến tháng 3/2022
Trong giai đoạn 1, 6 tỉnh thành bắt buộc phải thực hiện triển khai hóa đơn điện tử là: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bình Định và Phú Thọ. Ông Phạm Quang Toàn – Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Tổng cục Thuế) cho biết, Tổng cục Thuế trong giai đoạn đầu cần triển khai phần mềm quản lý hóa đơn điện tử trên hạ tầng kỹ thuật hiện có. Hệ thống hóa đơn điện tử sẽ được bổ sung, nâng cấp vào tháng 4/2022. Đến nay, việc cài đặt hạ tầng kỹ thuật, sẵn sàng triển khai, kiểm thử phần mềm quản lý hóa đơn cho 6 tỉnh thành bắt buộc của Tổng Cục thuế đã sẵn sàng.

Ông Cao Anh Tuấn – Tổng Cục trưởng Tổng cục Thuế cho biết, Tổng cục thuế đã khẩn trương chuẩn bị hạ tầng kỹ thuật, công nghệ thông tin song song với xây dựng hệ thống quy định về chứng từ, hóa đơn, để đáp ứng yêu cầu triển khai hóa đơn điện tử và phần mềm quản lý hóa đơn điện tử. Tổng Cục thuế xác định đây là nhiệm vụ quan trọng của ngành, chính vì vậy 6 cục thuế triển khai giai đoạn một đã tổ chức cuộc họp trực tuyến. Tổng Cục thuế yêu cầu, mọi nguồn lực cần được tập trung để đảm bảo công tác triển khai hóa đơn thuận lợi, thành công.

Về phía địa phương, ông Mai Sơn – Cục trưởng Cục thuế Hà Nội cho biết, thời gian qua, kế hoạch triển khai hóa đơn điện tử phù hợp với từng khu vực đã được Cục thuế Hà Nội xây dựng. Đồng thời, Cục thuế Hà Nội cũng đã đẩy mạnh tuyên truyền, hỗ trợ tổ chức doanh nghiệp trên địa bàn trong quá trình sử dụng hóa đơn với các phương thức đa dạng, phù hợp.

Các giai đoạn sử dụng hóa đơn điện tử

Các giai đoạn sử dụng hóa đơn điện tử.​

Ngoài ra, chất lượng kết nối cơ sở dữ liệu của tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử cũng thường xuyên được Cục thuế Hà Nội đánh giá, kiểm soát chất lượng để bổ sung đơn vị đáp ứng và loại trừ những đơn vị không đáp ứng được tiêu chí.

2. Giai đoạn 2: Từ tháng 4/2022 đến tháng 7/2022

Bắt buộc các cơ sở kinh doanh bao gồm cả hộ, cá nhân kinh doanh sử dụng hóa đơn điện tử, chỉ trừ một số doanh nghiệp nhỏ, hộ, cá nhân, hợp tác xã… tại những địa phương khó khăn về điều kiện kinh tế xã hội không thể thực hiện giao dịch bằng phương tiện điện tử với cơ quan thuế. Hướng dẫn tại Thông tư 78/2021/TT-BTC như sau:

Khuyến khích những cá nhân, tổ chức, cơ quan, cá nhân có khả năng đáp ứng về điều kiện hạ tầng công nghệ thông tin sẽ áp dụng quy định về chứng từ, hóa đơn điện tử theo hướng dẫn tại Thông tư 78/2021/TT-BTC và của Nghị định 123/2020/NĐ-CP trước ngày 01/7/2022.

Từ ngày 1/7/2022, các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh sẽ áp dụng hóa đơn điện tử

  • Trường hợp, hộ, cá nhân kinh doanh không có hạ tầng công nghệ thông tin, không thực hiện được giao dịch bằng phương tiện điện tử với cơ quan thuế, không có hệ thống phần mềm kế toán, không có phần mềm lập hóa đơn điện tử để sử dụng hóa đơn điện tử hay truyền thông tin, dữ liệu đến với cơ quan thuế thì thời gian tối đa sử dụng hóa đơn giấy của cơ quan thuế là 12 tháng. Đồng thời, cơ quan thuế phải đưa giải pháp để doanh nghiệp dần chuyển sang hóa đơn điện tử. Thời gian tối đa 12 tháng sẽ được tính bắt đầu từ ngày 1/7/2022 với cá nhân, hộ kinh doanh hoạt động trước ngày 1/7/2022.
  • Nếu tổ chức kinh tế, doanh nghiệp đã thông báo phát hành hóa đơn tự in, đặt in, hóa đơn điện tử không có mã hoặc đã đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế, mua hóa đơn của cơ quan thuế trước ngày 17//2022 thì từ ngày 17/9/2021 đến 30/6/2022 được tiếp tục sử dụng hóa đơn đang sử dụng.
  • Từ ngày 17/9/2021 đến hết ngày 30/6/2022, đối với các địa bàn đã đáp ứng điều kiện về cơ sở hạ tầng để triển khai hóa đơn điện tử theo Quyết định của Bộ Tài chính trên cơ sở đề nghị của Tổng cục Thuế thì cơ sở kinh doanh trên địa bàn có trách nhiệm chuyển đổi để áp dụng hóa đơn điện tử quy định tại Thông tư 78/2021/TT-BTC theo lộ trình thông báo của cơ quan thuế Mẫu số 03/DL-HĐĐT Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP cùng với việc nộp tờ khai thuế GTGT.
Việc sử dụng hóa đơn điện tử mang đến nhiều lợi ích vượt trội so với sử dụng hóa đơn giấy. Khi dùng hóa đơn điện tử, chi phí mực in, vận chuyển, lưu trữ hóa đơn, không gian lưu hóa đơn… đều được giảm đáng kể. Ngoài ra, hóa đơn điện tử còn giúp tiết kiệm chi phí thủ tục hành chính thuế cho doanh nghiệp.

Hiện tại, MISA là nhà cung cấp hóa đơn điện tử được Tổng cục Thuế và các doanh nghiệp đã sử dụng đánh giá cao về tính an toàn, bảo mật dữ liệu. Ngoài ra, MISA còn tích hợp thêm nhiều phần mềm khác trên hệ thống như bán hàng, kế toán, quản trị doanh nghiệp… Để tạo thuận lợi cho các anh/chị kế toán, MISA tặng miễn phí một năm tài chính phần mềm kế toán AMIS – tích hợp hóa đơn điện tử cho các doanh nghiệp khi sử dụng kế toán dịch vụ qua MISA ASP.
 
Học thêm kiến thức tại: AMIS Blog | MISA Academy
Top