10 chiêu gian lận thường gặp của nhân viên bán hàng (Phần 1)

Dinh Doan

New Member
Trực tiếp tương tác với khách hàng trong quá trình phục vụ và cung ứng: thu tiền, trả hàng cho khách… Có lẽ đây là vị trí quan trọng tại các cửa hàng theo mô hình bán lẻ. Việc tiếp xúc thường xuyên với tiền và hàng hóa hàng ngày sẽ phát sinh khả năng xảy ra gian lận, Mshopkeeper sẽ giúp bạn đọc vị 10 kiểu gian lận này để ngăn chặn trước khi xảy ra nhé!

1. Trường hợp 1: Bán hàng không nhập thông tin và in hóa đơn

- Hành vi: Khi khách hàng order nhân viên bán hàng không lưu thông tin trên phần mềm quản lý bán hàng và cũng không tin hóa đơn cho khách hàng.
Một số khách hàng dễ tính thường chỉ nhận hàng và thanh toán tiền chứ không yêu cầu hóa đơn.

- Thiệt hại: Hàng được bán ra nhưng tiền lại vào túi nhân viên và không có bất kì dữ liệu nào được lưu lại trên sổ sách, công cụ quản lý.

- Giải pháp:
- Quản lý chặt chẽ đầu vào, đầu ra và tình trạng tồn kho của sản phẩm. Cách này có tác dụng nhưng tốn thời gian và ngay cả khi có phát hiện gian lận cũng khó biết được nhân viên nào, ca nào sai phạm
- Dùng phần mềm quản lý bán hàng có chức năng kiểm kho hàng ngày. Nếu như có sự hao hụt trong kho thì chủ cửa hàng có thể dễ dàng nhận biết và phát hiện hành vị gian lận ngay khi kết thúc ca làm.

Nhân viên gian lận là nỗi ám ảnh với chủ cửa hàng​

2. Trường hợp 2: Tự ý tăng giá sản phẩm để ăn chênh lệch


- Hành vi: Những cửa hàng không gắn giá, mã vạch lên sản phẩm rất dễ xảy ra tình trạng này. Nhân viên bán hàng cố tình đẩy giá sản phẩm cao hơn từ 10 đến 20 hoặc 30 ngàn đồng. Nhân viên bán hàng sẽ làm hóa đơn cho khách một kiểu và khi khách hàng đi khỏi họ sẽ nhập dữ liệu vào sổ cửa hàng một kiểu. Những khách hàng quen có lẽ là mục tiêu số một bởi họ tin tưởng cửa hàng và ít khi xem lại các hóa đơn mua hàng.

- Thiệt hại: Khách hàng phải trả nhiều hơn so với thực tế giá thành mà họ phải chịu. Dẫn đến mất khách, mất uy tín cửa hàng.

- Giải pháp:
- Ghi chú rõ ràng giá lên tất cả các mặt hàng, biện pháp này có tác dụng nhưng không triệt để, vẫn có kẽ hở và rất mất công.
- Dùng phần mềm quản lý bán hàng chặt chẽ mã hàng, thanh toán bằng cách quét mã vạch.
3. Trường hợp 3: Cố tình làm tăng số tiền khách phải trả:

- Hành vi: Khi tạo hóa đơn cho khách, nhân viên bán hàng sẽ thêm một sản phẩm khác vào hóa đơn, hoặc tăng số lượng sản phẩm mà khách mua (mục đích là để làm tăng số tiền khách phải trả). Sau khi khách đi khỏi, nhân viên sẽ tạo một phiếu trả hàng để chiếm dụng số tiền chênh lệch. Những khách hàng thân thiết, khách quen (thường không kiểm tra lại hóa đơn) chính là nạn nhân của kiểu gian lận này.

- Thiệt hại: Khách hàng phải trả tiền cho sản phẩm mà họ không hề mua. Và số tiền ấy lại rơi vào túi của nhân viên bán hàng.

- Giải pháp: Kiểm soát chặt chẽ hóa đơn trả hàng để phát hiện những giao dịch bất thường hay những nhân viên thường xuyên tạo hóa đơn trả hàng. Điều này chỉ có thể thực hiện được nếu bạn sử dụng một phần mềm bán hàng có tính năng tốt và giám sát được thao tác của từng nhân viên.


4. Trường hợp 4: Hóa đơn được áp dụng chiết khấu, nhưng vẫn thu đủ tiền của khách
- Hành vi:
Khách hàng không biết mình được áp dụng chiết khấu, nên nhân viên vẫn thu đủ tiền của khách, số tiền được chiết khấu sẽ rơi vào túi của nhân viên

- Thiệt hại: Khách hàng mất tiền, cửa hàng mất uy tín.

- Giải pháp: Thông báo các chương trình khuyến mại, giảm giá một cách rộng rãi cho khách hàng biết (với khách lạ - có thể đặt bảng thông báo trực tiếp tại cửa hàng; với khách quen sử dụng tính năng thông báo qua sms hoặc email trên phần mềm bán hàng), đồng thời yêu cầu khách hàng nhận và kiểm tra kỹ hóa đơn bán hàng.
5. Trường hợp 5: Tự ý chiết khấu, giảm giá cho khách quen, người nhà:

- Hành vi: Nhân viên bán hàng tự ý chiết khấu cho khách hàng là người thân, bạn bè mà không theo bất cứ quy định nào cả. Điều này thường xảy ra khi nhân viên bán hàng cố gắng chạy doanh số để được tăng lương, tăng thưởng.
- Thiệt hại: Cửa hàng: Việc tự ý chiết khấu không theo quy định sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận của cửa hàng, đây là chiêu trò dễ phát hiện, thường được những nhân viên lâu năm sử dụng khi đã nhận được sự tin tưởng từ chủ cửa hàng.
- Giải pháp: Ngăn ngừa việc tự ý chiết khấu. Với những cửa hàng sử dụng phần mềm để quản lý thì hãy cài đặt "chặn chiết khấu bằng tay". Mặt khác, chủ cửa hàng có thể tạo các nhóm, các cấp độ khách hàng trên phần mềm bán hàng và chỉ áp dụng chương trình chiết khấu cho một nhóm/cấp độ khách hàng nhất định.


Xem tiếp: 10 chiêu gian lận thường gặp của nhân viên bán hàng (Phần 2)
Sử dụng phần mềm quản lý là cách đơn giản và toàn diện nhất để đề phòng nhân viên gian lận



Phần mềm bán hàng MShopKeeper sẽ mang đến cho bạn những tính năng hữu ích trong việc quản lý nhân viên, giám sát mọi hoạt động tại cửa hàng, tích hợp SMS, email thông báo, đưa ra những báo cáo đầy đủ, chính xác giúp bạn quản lý công việc bán hàng của mình hiệu quả nhất.
Nhanh tay đăng ký dùng thử phần mềm quản lý bán hàng Mshopkeeper tại https://register.mshopkeeper.vn hoặc chat trực tuyến với chúng mình ở góc dưới bên phải màn hình để được tư vấn nhé.
 
Học thêm kiến thức tại: AMIS Blog | MISA Academy
Top