[Các vấn đề với SME 2017 cần được giải quyết sớm]

4AND1

New Member
Công ty mình sử dụng SME 2017 từ tháng 12/2017 đến giờ, nhìn chung các báo cáo của phần mềm đáp ứng khá tốt yêu cầu về quản lý của mình. Tuy nhiên có các vấn đề mình mong muốn MISA thực hiện càng sớm càng tốt vì nó ảnh hưởng đến công tác quản lý của mình mà mình không có cách nào khắc phục được. Cụ thể như sau:


1. Công ty mình làm việc trong lĩnh vực thương mại có 2 chi nhánh hạch toán phụ thuộc, công ty tổng là đơn vị đứng ra mua hàng hóa sau đó chuyển hàng hóa sang các chi nhánh. Hiện tại MISA có bút toán thể hiện được nghiệp vụ này là tại chi nhánh xuất: Kho > Xuất kho > Chuyển hàng > Xuất hàng cho chi nhánh khác và tại chi nhánh nhập: Kho > Nhập kho > Lập phiếu nhập từ phiếu xuất của chi nhánh khác chuyển đến.
Bởi vì công ty mình tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ nên ở chi nhánh xuất lúc xuất kho thì mình chưa thể biết được giá trị xuất kho chính xác là bao nhiêu cũng như ở chi nhánh nhập thì mình cũng chưa xác định giá trị nhập kho chính xác là bao nhiêu. Chính vì vậy ở chi nhánh nhập mình đang cho giá trị nhập là bằng 0.
Vào thời điểm cuối kỳ khi mình tính giá xuất kho tại tổng công ty theo như mình nghĩ thì phần mềm phải tính giá xuất kho chỉ tại tổng công ty thôi còn ở các chi nhánh khác thì đơn giá sẽ tự link với nhau. Nhưng mình thấy thì phần mềm lại tính giá trên toàn bộ công ty và tính cả phiếu nhập ở chi nhánh nhập kia vào giá thành (điều này dẫn đến việc tính giá thành bị sai vì phiếu nhập kia đơn giá bằng 0 nên nó làm giá xuất kho thực tế bị kéo xuống) chứ không theo mong muốn của mình là tính giá xuất chỉ tại tổng công ty và sau đó nó tự động nhảy giá vào phiếu nhập tại chi nhánh nhập. Mình gọi trường hợp này là cái cần link thì phần mềm không link, còn cái không cần link thì phần mềm lại link.
Mình có gọi điện cho tổng đài thì các bạn tư vấn viên bảo rằng vì tại các chi nhánh của mình thì kho hàng hóa đều có mã là KHO_HANGHOA nên phần mềm hiểu nhầm các kho đó là một nên tính sai, mình nên cho mỗi chi nhánh tên kho hàng hóa khác nhau. Hiện tại mỗi chi nhánh của mình có 7 mã kho, nên cứ mỗi chi nhánh mình phải đặt một mã kho khác nhau thì quá nhiều mã kho, làm cho việc hạch toán dễ bị nhầm lẫn và cách giải quyết này là không hợp lý với trường hợp của mình vì giờ để sửa lại từng bút toán thì mất quá nhiều thời gian và công sức.

2. Công ty mình làm việc trong lĩnh vực phân bón, việc gửi hàng và bán hàng đã gửi cho đại lý là xảy ra thường xuyên. Tuy nhiên không có bất cứ báo cáo nào của MISA cho mình xem được trong một khoảng thời gian (cụ thể là trong một vụ mùa) thì đại lý A là còn gửi bao nhiêu hàng, đã bán bao nhiêu hàng, còn lại bao nhiêu hàng gửi nữa.

3. Như đã nói ở trên, công ty mình làm thương mại và làm trong lĩnh vực phân bón thì việc các đơn vị sản xuất gửi kho cho bên mình là khá nhiều. Có thể công ty mình nhận gửi kho rải rác từ 01/10/2017 đến 31/12/2018 thì hàng hóa mới có đơn giá của nhà máy. Lúc đó mình sửa lại đơn giá đầu vào khác là cực vì khối lượng bút toán cần sửa từ đơn giá 0 là rất nhiều (hàng gửi kho thì chưa có giá nên không cho vào công nợ). Mình mong rằng sẽ có phần sửa gộp nhiều chứng từ một lúc để cho công việc được nhanh chóng hơn.

4. Trong tháng thì việc nhân viên tạm ứng là chuyện hay gặp, nếu tạm ứng công tác mình cho vào tài khoản 141, còn ứng lương đương nhiên là mình cho vào tài khoản 3341. Hiện tại thì trong bảng lương phần mềm chưa tổng hợp dư nợ 3341 trong tháng cho mình mà mình đang phải gõ tay. Vấn đề này thì các bạn tư vấn cũng nói với mình rồi nhưng mình nghĩ tài khoản 141 phần mềm tổng hợp được thì tài khoản 3341 phần mềm cũng chẳng kho khăn gì mà không tổng hợp được nếu các bạn viết phần mềm sửa.

Trên đây là một số vấn đề mình gặp phải khi sử dụng phần mềm SME 2017 và mong MISA sớm khắc phục giúp mình. Mọi chi tiết liên hệ cho Long: 0966936986.

Trân trọng!
 
Học thêm kiến thức tại: AMIS Blog | MISA Academy

Nguyễn Thị Ngọc

Moderator
Thành viên BQT
Nhân viên MISA
Thưa Quý Khách hàng
Đầu tiên MISA xin cám ơn Quý Khách hàng đã sử dụng MISA. MISA xin phép trao đổi như sau:
1.Công ty mình làm việc trong lĩnh vực thương mại có 2 chi nhánh hạch toán phụ thuộc, công ty tổng là đơn vị đứng ra mua hàng hóa sau đó chuyển hàng hóa sang các chi nhánh. Hiện tại MISA có bút toán thể hiện được nghiệp vụ này là tại chi nhánh xuất: Kho > Xuất kho > Chuyển hàng > Xuất hàng cho chi nhánh khác và tại chi nhánh nhập: Kho > Nhập kho > Lập phiếu nhập từ phiếu xuất của chi nhánh khác chuyển đến.
Bởi vì công ty mình tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ nên ở chi nhánh xuất lúc xuất kho thì mình chưa thể biết được giá trị xuất kho chính xác là bao nhiêu cũng như ở chi nhánh nhập thì mình cũng chưa xác định giá trị nhập kho chính xác là bao nhiêu. Chính vì vậy ở chi nhánh nhập mình đang cho giá trị nhập là bằng 0.
Vào thời điểm cuối kỳ khi mình tính giá xuất kho tại tổng công ty theo như mình nghĩ thì phần mềm phải tính giá xuất kho chỉ tại tổng công ty thôi còn ở các chi nhánh khác thì đơn giá sẽ tự link với nhau. Nhưng mình thấy thì phần mềm lại tính giá trên toàn bộ công ty và tính cả phiếu nhập ở chi nhánh nhập kia vào giá thành (điều này dẫn đến việc tính giá thành bị sai vì phiếu nhập kia đơn giá bằng 0 nên nó làm giá xuất kho thực tế bị kéo xuống) chứ không theo mong muốn của mình là tính giá xuất chỉ tại tổng công ty và sau đó nó tự động nhảy giá vào phiếu nhập tại chi nhánh nhập. Mình gọi trường hợp này là cái cần link thì phần mềm không link, còn cái không cần link thì phần mềm lại link.
Mình có gọi điện cho tổng đài thì các bạn tư vấn viên bảo rằng vì tại các chi nhánh của mình thì kho hàng hóa đều có mã là KHO_HANGHOA nên phần mềm hiểu nhầm các kho đó là một nên tính sai, mình nên cho mỗi chi nhánh tên kho hàng hóa khác nhau. Hiện tại mỗi chi nhánh của mình có 7 mã kho, nên cứ mỗi chi nhánh mình phải đặt một mã kho khác nhau thì quá nhiều mã kho, làm cho việc hạch toán dễ bị nhầm lẫn và cách giải quyết này là không hợp lý với trường hợp của mình vì giờ để sửa lại từng bút toán thì mất quá nhiều thời gian và công sức.

TRẢ LỜI:
Hiện tại theo phương pháp tính bình quân phần mềm sẽ tính theo kho, trường hợp tất cả chi nhánh phụ thuộc cùng dùng chung 1 kho thì phần mềm sẽ tính trên toàn bộ các chi nhánh. Trường hợp đơn vị muốn tính đúng giá của riêng từng chi nhánh hiện tại chỉ có giải pháp mỗi Chi nhánh sẽ quản lý 1 kho riêng biệt như hướng dẫn.
Trường hợp Anh/Chị mong muốn phần mềm hỗ trợ dùng chung 1 kho và tính giá xuất riêng từng chi nhánh. Anh/Chị gửi các thông tin sau vào [email protected], đính kèm link forum.
-Mã số thuế:
MISA xin phép tiếp nhận và chuyển yêu cầu phát triển. Anh thường xuyên nâng cấp lên phiên bản mới để xem tính năng mới nhé.

2./Công ty mình làm việc trong lĩnh vực phân bón, việc gửi hàng và bán hàng đã gửi cho đại lý là xảy ra thường xuyên. Tuy nhiên không có bất cứ báo cáo nào của MISA cho mình xem được trong một khoảng thời gian (cụ thể là trong một vụ mùa) thì đại lý A là còn gửi bao nhiêu hàng, đã bán bao nhiêu hàng, còn lại bao nhiêu hàng gửi nữa.

TRẢ LỜI:
Trường hợp Anh/Chị nhận hàng ký gửi và bán hàng đã ký gửi cho đại lý.Anh/Chị có thể theo dõi theo hình thức nhận giữ hộ, bán hộ:
Vào Hệ thống/Tùy chọn/Vật tư hàng hóa tích có phát sinh hàng hóa nhận giữ hộ\Khi nhập kho/Xuất kho thì điền cột 'hàng hóa giữ hộ/bán hộ". Đối với 1 đại lý sẽ tạo riêng 1 kho để theo dõi hàng giữ hộ này.
Báo cáo/Kho/ Tích mở sổ chi tiết vật tư hàng hóa/ Chọn khoảng thời gian và mã hàng hóa muốn xem/ Nhấn đồng ý. Trên giao diện mẫu sổ chi tiết vật tư hàng hóa Quý khách hàng mới tích vào Mẫu/ Quản lý mẫu/ Nhấn sửa sau đó tích hiển thị cột hàng hóa gia công giữ hộ và mã đối tượng/ Nhấn Cất/ Áp dụng.

3./ Như đã nói ở trên, công ty mình làm thương mại và làm trong lĩnh vực phân bón thì việc các đơn vị sản xuất gửi kho cho bên mình là khá nhiều. Có thể công ty mình nhận gửi kho rải rác từ 01/10/2017 đến 31/12/2018 thì hàng hóa mới có đơn giá của nhà máy. Lúc đó mình sửa lại đơn giá đầu vào khác là cực vì khối lượng bút toán cần sửa từ đơn giá 0 là rất nhiều (hàng gửi kho thì chưa có giá nên không cho vào công nợ). Mình mong rằng sẽ có phần sửa gộp nhiều chứng từ một lúc để cho công việc được nhanh chóng hơn.

TRẢ LỜI:
Khi tiến hành nhập kho đơn vị lập phiếu Nhập kho khác hay lập loại chứng từ nào để theo dõi hàng gửi kho này ạ.?
Trường hợp lập loại Phiếu nhập kho khác Phần mềm có tính năng cập nhật giá Nhập kho bằng cách vào Nghiệp vụ\ Kho\Cập nhật giá Nhập kho thành phẩm.

4./Trong tháng thì việc nhân viên tạm ứng là chuyện hay gặp, nếu tạm ứng công tác mình cho vào tài khoản 141, còn ứng lương đương nhiên là mình cho vào tài khoản 3341. Hiện tại thì trong bảng lương phần mềm chưa tổng hợp dư nợ 3341 trong tháng cho mình mà mình đang phải gõ tay. Vấn đề này thì các bạn tư vấn cũng nói với mình rồi nhưng mình nghĩ tài khoản 141 phần mềm tổng hợp được thì tài khoản 3341 phần mềm cũng chẳng kho khăn gì mà không tổng hợp được nếu các bạn viết phần mềm sửa.

TRẢ LỜI:
Trường hợp đơn vị hạch toán Nợ 334 có thể là tạm ứng lương trong trường hợp của Anh/Chị hoặc nghiệp vụ này có thể là trả lương hoặc là 1 nghiệp vụ khác không nhất định là tạm ứng nên hiện tại cột tạm ứng lương Anh/Chị sẽ tự xác định và nhập tay vào nhé.
Trước khi lập bảng lương Anh/Chị có thể lập Bảng lương tạm ứng ( Có thể nhập số tiền tạm ứng lương từ excel) để theo dõi khoản tạm ứng lương này.Sau đó lập bảng lương PM sẽ tự lấy được thông tin từ bảng lương tạm ứng sang cột tạm ứng lương nhé.
Trân trọng!
 
Học thêm kiến thức tại: AMIS Blog | MISA Academy

4AND1

New Member
2./Công ty mình làm việc trong lĩnh vực phân bón, việc gửi hàng và bán hàng đã gửi cho đại lý là xảy ra thường xuyên. Tuy nhiên không có bất cứ báo cáo nào của MISA cho mình xem được trong một khoảng thời gian (cụ thể là trong một vụ mùa) thì đại lý A là còn gửi bao nhiêu hàng, đã bán bao nhiêu hàng, còn lại bao nhiêu hàng gửi nữa.

TRẢ LỜI:
Trường hợp Anh/Chị nhận hàng ký gửi và bán hàng đã ký gửi cho đại lý.Anh/Chị có thể theo dõi theo hình thức nhận giữ hộ, bán hộ:
Vào Hệ thống/Tùy chọn/Vật tư hàng hóa tích có phát sinh hàng hóa nhận giữ hộ\Khi nhập kho/Xuất kho thì điền cột 'hàng hóa giữ hộ/bán hộ". Đối với 1 đại lý sẽ tạo riêng 1 kho để theo dõi hàng giữ hộ này.
Báo cáo/Kho/ Tích mở sổ chi tiết vật tư hàng hóa/ Chọn khoảng thời gian và mã hàng hóa muốn xem/ Nhấn đồng ý. Trên giao diện mẫu sổ chi tiết vật tư hàng hóa Quý khách hàng mới tích vào Mẫu/ Quản lý mẫu/ Nhấn sửa sau đó tích hiển thị cột hàng hóa gia công giữ hộ và mã đối tượng/ Nhấn Cất/ Áp dụng.

Cách này phù hợp với số lượng khách hàng ít. Công ty mình có khoảng hơn 200 khách hàng mà sử dụng cách này thì không thực hiện được.

3./ Như đã nói ở trên, công ty mình làm thương mại và làm trong lĩnh vực phân bón thì việc các đơn vị sản xuất gửi kho cho bên mình là khá nhiều. Có thể công ty mình nhận gửi kho rải rác từ 01/10/2017 đến 31/12/2018 thì hàng hóa mới có đơn giá của nhà máy. Lúc đó mình sửa lại đơn giá đầu vào khác là cực vì khối lượng bút toán cần sửa từ đơn giá 0 là rất nhiều (hàng gửi kho thì chưa có giá nên không cho vào công nợ). Mình mong rằng sẽ có phần sửa gộp nhiều chứng từ một lúc để cho công việc được nhanh chóng hơn.

TRẢ LỜI:
Khi tiến hành nhập kho đơn vị lập phiếu Nhập kho khác hay lập loại chứng từ nào để theo dõi hàng gửi kho này ạ.?
Trường hợp lập loại Phiếu nhập kho khác Phần mềm có tính năng cập nhật giá Nhập kho bằng cách vào Nghiệp vụ\ Kho\Cập nhật giá Nhập kho thành phẩm.

Phần mềm đang hỗ trợ mình quản lý nội bộ, và hiện tại mình đang dùng cách là mua hàng với nhà cung cấp với giá bằng 0, khi nào hết thời gian gửi kho có giá thì mình sửa lại giá.

4./Trong tháng thì việc nhân viên tạm ứng là chuyện hay gặp, nếu tạm ứng công tác mình cho vào tài khoản 141, còn ứng lương đương nhiên là mình cho vào tài khoản 3341. Hiện tại thì trong bảng lương phần mềm chưa tổng hợp dư nợ 3341 trong tháng cho mình mà mình đang phải gõ tay. Vấn đề này thì các bạn tư vấn cũng nói với mình rồi nhưng mình nghĩ tài khoản 141 phần mềm tổng hợp được thì tài khoản 3341 phần mềm cũng chẳng kho khăn gì mà không tổng hợp được nếu các bạn viết phần mềm sửa.

TRẢ LỜI:
Trường hợp đơn vị hạch toán Nợ 334 có thể là tạm ứng lương trong trường hợp của Anh/Chị hoặc nghiệp vụ này có thể là trả lương hoặc là 1 nghiệp vụ khác không nhất định là tạm ứng nên hiện tại cột tạm ứng lương Anh/Chị sẽ tự xác định và nhập tay vào nhé.
Trước khi lập bảng lương Anh/Chị có thể lập Bảng lương tạm ứng ( Có thể nhập số tiền tạm ứng lương từ excel) để theo dõi khoản tạm ứng lương này.Sau đó lập bảng lương PM sẽ tự lấy được thông tin từ bảng lương tạm ứng sang cột tạm ứng lương nhé.
Trân trọng!

Cách làm này mất thời gian hơn và các bước hơn là để phần mềm tự tổng hợp, chưa kể còn có thể bị sót chứng từ tạm ứng lương dẫn đến bảng lương bị sai.


 
Học thêm kiến thức tại: AMIS Blog | MISA Academy

Nguyễn Thị Ngọc

Moderator
Thành viên BQT
Nhân viên MISA
Thưa Quý Khách hàng
MISA xin phép phản hồi như sau:
2./ MISA xin lỗi Anh/Chị tạm thời giải pháp trên Phần mềm như trao đổi muốn theo dõi được số tồn chỉ có cách tách kho để theo dõi riêng từng đại lý
Vấn đề mong muốn theo dõi tồn từng đại lý này rất hợp lý tuy nhiên rất phức tạp và hiện MISA Chưa có cách thức nào để đáp ứng yêu cầu của đơn vị.
MISA xin phép tiếp nhận và kiến nghị yêu cầu phát triển theo nhu cầu của Anh/Chị.
3./Thực tế về nghiệp vụ này chỉ là gửi hàng và không phát sinh công nợ nên Anh/Chị có thể làm ở phiếu nhập kho khác ( và theo dõi như hàng hoá giữ hộ, bán hộ)
Vào Hệ thống/Tùy chọn/Vật tư hàng hóa tích có phát sinh hàng hóa nhận giữ hộ\Khi nhập kho thì điền cột 'hàng hóa giữ hộ/bán hộ"
Và hàng tháng vào Nghiệp vụ\Kho\ Cập nhật giá nhập kho thành phẩm để cập nhật giá hàng loạt cho chứng từ.
4./Đối với nhu cầu hiện tại vấn đề này Phần mềm chưa đáp ứng được, nên như trao đổi Anh/Chị lập phiếu lương tạm ứng ( gõ bằng tay hoặc nhập khẩu từ excel) phần mềm sẽ tự động lấy lên được cột tạm ứng lương.
MISA xin phép tiếp nhận vấn đề này và kiến nghị yêu cầu phát triển theo nhu cầu của đơn vị.
Anh/Chị thường xuyên nâng cấp lên phiên bản mới để xem tính năng mới của Phần mềm nhé.
Trân trọng!
 
Học thêm kiến thức tại: AMIS Blog | MISA Academy

4AND1

New Member
Sau một thời gian chờ đợi MISA update để giải quyết các vướng mắc mà mình nghĩ các công ty hạch toán đa chi nhánh đều đang gặp phải thì mình vẫn chưa thấy giải pháp của MISA cho vấn đề đó.
 
Học thêm kiến thức tại: AMIS Blog | MISA Academy

Nguyễn Thị Ngọc

Moderator
Thành viên BQT
Nhân viên MISA
Sau một thời gian chờ đợi MISA update để giải quyết các vướng mắc mà mình nghĩ các công ty hạch toán đa chi nhánh đều đang gặp phải thì mình vẫn chưa thấy giải pháp của MISA cho vấn đề đó.
Thưa Quý khách hàng
Về yêu cầu này MISA đã tiến hành xem xét. Tuy nhiên do nguồn lực hiện tại hạn chế nên yêu cầu của Qúy khách hàng chưa được đáp ứng trong thời điểm hiện tại.
MISA thành thật xin lỗi Quý khách hàng và rất mong Quý khách hàng thông cảm - tiếp tục tin tưởng sử dụng sản phẩm và dịch vụ của MISA.
Trân trọng cám ơn anh/chị
 
Học thêm kiến thức tại: AMIS Blog | MISA Academy

VNA111

Active Member
Chào các bạn,
Mình có vài góp ý như sau:
SME 2017 gốc là phần mềm kế toán, mình đã theo nó từ SME 2009 đến giờ nên cảm thấy chán vì PM đang bị biến tướng đi nhiều quá.
1. Với MS, các bạn nên nhất quán hơn trong việc phát triển phần mềm, ví dụ nếu là PM kế toán thì nên chỉ đặt ra các phân hệ Kế toán tiền, kế toán kho, kế toán mua hàng, kế toán bán hàng, kế toán Thuế...như hầu hết các phần mềm kế toán khác. Quan trọng nữa là giảm giá đi sau khi rút gọn lại như vậy. Khi mình tư vấn cho bạn bè mua Kế toán MS luôn phải nhắc cho các bạn ấy là có nhiều thứ trong phần mềm SME các cấp độ không liên quan gì đến kế toán (thừa).
2. Với bạn 4AND1, Misa còn có những phần mềm khác gắn kế toán với các hoạt động quản lý khác của DN nữa (AMIS chẳng hạn). Mình cũng có vài lần thử tiếp cận với một vài sản phẩm chạy trên internet của MS rồi và thấy họ cũng có những giải pháp khá hay. Bạn nên xử lý các vấn đề của DN mình theo hướng như vậy chứ định làm với SME 2017 chờ hết nhiều mùa quýt nữa họ cũng không xử lý hết được đâu.
Trân trọng.
 
Học thêm kiến thức tại: AMIS Blog | MISA Academy
Top