Xuất hóa đơn điện tử vào cuối tuần, lễ, tết thế nào?

Vũ Xuân Quỳnh

Moderator
Nhân viên MISA
Đây cũng chính là thắc mắc của rất nhiều doanh nghiệp khác đặc biệt vào thời điểm sắp nghỉ Tết Nguyên Đán 2021 sắp đến.

Thiết kế không tên (2).png


I. 3 Vướng mắc phổ biến về thời điểm xuất hóa đơn điện tử

Thời điểm lập hóa đơn được quy định tại Điều 7, Nghị định 119/2018/NĐ-CP như sau:

– Đối với bán hàng hóa: thời điểm lập hóa đơn điện tử là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

– Đối với cung cấp dịch vụ: thời điểm lập hóa đơn điện tử là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ hoặc thời điểm lập hóa đơn cung cấp dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

– Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng.

– Các trường hợp khác, Bộ Tài chính căn cứ quy định của pháp luật để hướng dẫn cụ thể.


Tuy nhiên, trong quá trình xuất hóa đơn điện tử, kế toán và doanh nghiệp (đặc biệt trong lĩnh vực bán lẻ và xăng dầu) thường gặp một số vướng mắc về thời điểm lập hóa đơn điện tử như sau:

– Khách hàng không có nhu cầu lấy hóa đơn

– Thời điểm chốt số liệu người mua không lấy hóa đơn là 24h (0h ngày hôm sau)

– Ngày phát sinh giao dịch vào ngày cuối tuần hoặc ngày nghỉ Lễ, Tết.

Với các trường hợp trên, nếu doanh nghiệp để hóa đơn điện tử sang ngày hôm sau mới xuất thì có hợp lệ?

Tham gia ngay vào Cộng đồng hỗ trợ MISA meInvoice - Hóa đơn điện tử MISA để được giao lưu, học hỏi và hỗ trợ miễn phí từ MISA và cộng đồng thành viên .
BẤM VÀO ĐÂY
THAM GIA NGAY (8).png



II. Hướng dẫn kế toán xuất hóa đơn điện tử khi phát sinh giao dịch vào cuối tuần, nghỉ Lễ, Tết

Tại khoản 1, Điều 4 Nghị định 119/2018/NĐ-CP quy định:
“Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán (trừ hộ, cá nhân kinh doanh quy định tại khoản 6 Điều 12 Nghị định này) phải lập hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế để giao cho người mua theo định dạng chuẩn dữ liệu mà cơ quan thuế quy định và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Nghị định này, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ”.

Tại công văn số 1194/TCT-CS Tổng cục thuế cũng hướng dẫn: Đối với đơn vị bán lẻ xăng dầu, nếu người mua không yêu cầu lấy hóa đơn, cuối ngày đơn vị phải lập chung một hóa đơn cho tổng doanh thu người mua không lấy hóa đơn phát sinh trong ngày.

Như vậy trong trường hợp này nếu doanh nghiệp xuất hóa đơn vào ngày hôm sau hoặc ngày làm việc tiếp theo sau ngày nghỉ lễ, tết là không phù hợp theo quy định mà cần xuất trong ngày theo hướng dẫn của Tổng cục thuế.

Thực tế, một ưu điểm vượt trội không thể phủ nhận của của hóa đơn điện tử so với hóa đơn giấy chính là có thể lập xuất ở bất cứ nơi đâu, bất cứ thời điểm nào kể cả những ngày nghỉ cuối tuần, nghỉ lễ tết.
Điều này không những tăng tính thuận tiện mà còn góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được thông suốt 24/7, nâng cao hiệu quả kinh doanh.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng hóa đơn điện tử MISA
 
Sửa lần cuối:
Học thêm kiến thức tại: AMIS Blog | MISA Academy
Top