Thuê xưởng sản xuất

Ngọc Mai ĐT

New Member
Chào Misa,
Cty mình thuê xưởng sản xuất và cả kế toán, bán hàng. Cty cho thuê xuất hóa đơn 3 tháng 08,09,10/2018
Cty mình thanh toán chuyển khoản hạch toán Nợ 242/Có1121
Hàng tháng phân bổ chi phí: Nợ 641,642,627/Có242
Nhưng tháng 08/2018, bên mình chưa sản xuất thì mình phải hạch toán chi phí thế nào cho hợp lý.
Cảm ơn!
 
Học thêm kiến thức tại: AMIS Blog | MISA Academy

Nguyễn Thị Ngọc

Moderator
Thành viên BQT
Nhân viên MISA
Chào Misa,
Cty mình thuê xưởng sản xuất và cả kế toán, bán hàng. Cty cho thuê xuất hóa đơn 3 tháng 08,09,10/2018
Cty mình thanh toán chuyển khoản hạch toán Nợ 242/Có1121
Hàng tháng phân bổ chi phí: Nợ 641,642,627/Có242
Nhưng tháng 08/2018, bên mình chưa sản xuất thì mình phải hạch toán chi phí thế nào cho hợp lý.
Cảm ơn!
Thưa Quý khách hàng
Trường hợp này anh/chị vẫn phân bổ chi phí hàng kỳ để tính chi phí nhé.
Nếu muốn đưa các chi phí này vào kỳ tính giá thành anh/chị tiến hành kéo dài kỳ tính giá thành từ tháng 8 để cộng chi phí.
Trường hợp không muốn tạo kỳ tính giá thành từ tháng 8 nhưng vẫn muốn đưa chi phí vào bắt đầu từ tháng 9 thì sau khi phân bổ Nợ 627/242. Anh/chị vào nghiệp vụ\tổng hợp chứng từ nghiệp vụ khác\hạch toán Nợ TK trung gian/Có TK 627.
Sang tháng 9/2018 anh/chị vào nghiệp vụ\tổng hợp chứng từ nghiệp vụ khác\hạch toán Nợ TK 627 /Có TK trung gian để đưa vào kỳ tính giá thành tương ứng nhé.
Trân trọng cám ơn!
 
Học thêm kiến thức tại: AMIS Blog | MISA Academy

VNA111

Active Member
Chào các bạn,
Nghe có vẻ không được ổn lắm.
1. Ngọc Mai ĐT thuê nhà từ từ tháng 8 (phát sinh chi phí) nên tháng 8 cần phân bổ là đúng.
2. Nên phân bổ thế nào, đấy là điều bạn ấy đang khúc mắc, theo mình thì có thể có các giả định sau:
2.1. Chi phí được ghi nhận là chi phí sản xuất kỳ hiên tại để xác định lỗ khi đó phân bổ vào chi phí như các trường hợp thông thường khác.
2.2. Chi phí không được ghi nhận là chi phí sản xuất kỳ hiện tại do có giai đoạn chuẩn bị sản xuất (lãnh đạo không muốn bị lỗ kỳ hiện tại), khi đó bút toán phân bổ ghi giảm vốn chủ (không có đầu tư) hoặc tăng giá trị vốn hóa (TSCĐ đang hình thành chẳng hạn) khi đầu tư sản xuất.
Cách hạch toán cho các trường hợp này không quá khó.
Trân trọng.
 
Học thêm kiến thức tại: AMIS Blog | MISA Academy
Top