Lưu ý: Thời điểm lập hóa đơn và thời điểm ký số trên hóa đơn

Vũ Xuân Quỳnh

Moderator
Nhân viên MISA
Trong quá trình áp dụng hóa đơn điện tử vào sản xuất kinh doanh nhiều doanh nghiệp gặp phải trường hợp ngày ký hóa đơn điện tử khác với ngày lập hóa đơn điện tử. Vậy Ngày ký và ngày lập hóa đơn điện tử khác nhau có đúng không? hãy xem bài viết dưới đây.

_ (1).png

Điểm e, Khoản 1, Điều 3,Thông tư 68/2019/TT-BTC hướng dẫn về thời điểm lập hóa đơn điện tử cụ thể:
Thời điểm lập hóa đơn điện tử xác định theo thời điểm người bán ký số, ký điện tử trên hóa đơn được hiển thị theo định dạng ngày, tháng, năm (ví dụ: ngày 30 tháng 4 năm 2019) và phù hợp với hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư này.”
Điều này có nghĩa là: Thời điểm lập hóa đơn và ký số phải trùng nhau, vì chữ ký của người bán là một trong các nội dung bắt buộc phải có của hóa đơn.
Như vậy thời điểm kê khai thuế theo Thông tư 68/2019/TT-BTC sẽ căn cứ vào thời điểm ký số.

Tuy nhiên, đến Nghị định 123/2020 đã quy định khác (Khoản 10 Điều 10): “Trường hợp hóa đơn điện tử đã lập có thời điểm ký số trên hóa đơn khác thời điểm lập hóa đơn thì thời điểm khai thuế là thời điểm lập hóa đơn”. Nhưng tính đến thời điểm hiện tại, nghị định này vẫn chưa có hiệu lực, có chăng phải đến 01/07/2022 chúng ta mới được áp dụng điều này.

Vì vậy, tính đến thời điểm hiện tại quy định “Thời điểm lập hóa đơn điện tử xác định theo thời điểm người bán ký số, ký điện tử trên hóa đơn được hiển thị theo định dạng ngày, tháng, năm” của Thông tư 68/2019/TT-BTC vẫn đang áp dụng, nói cách khác thì hóa đơn điện tử sẽ bắt buộc phải có ngày lập trùng với ngày ký số mới được coi là hợp lệ. Đây là căn cứ quan trọng để doanh nghiệp sử dụng hóa đơn một cách hiệu quả và đúng pháp luật trong từng giai đoạn nhất định.


Tham gia ngay vào Cộng đồng hỗ trợ MISA meInvoice - Hóa đơn điện tử MISA để được giao lưu, học hỏi và hỗ trợ miễn phí từ MISA và cộng đồng thành viên .
BẤM VÀO ĐÂY
THAM GIA NGAY (7).png
 
Sửa lần cuối:
Học thêm kiến thức tại: AMIS Blog | MISA Academy
Top