Lưu tâm công tác chốt số liệu khi kết thúc năm tài chính 2019 - MISA SME.NET

Lê Bão Sơn

Moderator
Thành viên BQT
Nhân viên MISA
Nếu có vướng mắc trong quá trình sử dụng, bạn sẽ được giải đáp miễn phí bởi MISA qua kênh này
BẤM VÀO ĐÂY




Năm tài chính 2019 kết thúc, để thuận lợi trong công tác chốt số liệu tài chính năm và chủ động trong tác kiểm tra số liệu năm. MISA xin hướng dẫn một số công tác kiểm tra, chốt số liệu giúp giảm thời gian kiểm tra báo cáo số liệu cuối năm.

Bước 1: Sao lưu
Điều tiên quyết trước khi Anh/Chị bắt đầu kiểm tra chốt số liệu là phải sao lưu, giúp backup lại số liệu trước thời điểm kiểm tra số liệu và có thể phục hồi để đối chiếu khi cần
Hướng dẫn sao lưu tại đây

Bước 2: Kiểm tra lại thông tin dữ liệu
Để biết thông tin chi tiết dữ liệu chúng ta nên kiểm tra bằng cách vào tệp/thông tin dữ liệu.
Kiểm tra các thông tin như sau:
+ Thông tin về chế độ kế toán: TT200 hay TT133
+ Phương pháp tính giá xuất kho: bình quân, dích danh hay nhập trước xuất trước.
+ Ngày bắt đầu dữ liệu (nếu là 1/1/2019 có nghĩa là dữ liệu chỉ số số liệu trong kỳ của năm 2019)

Bước 3: Kiểm tra tính giá xuất kho
Để tất cả mặt hàng xuất bán, xuất sản xuất lên được giá vốn (giá xuất kho), Anh/Chị phải chắc chắn rằng đã có tính giá xuất kho đầy đủ/ Anh Chị thực hiện vào phân hệ kho / tính giá xuất kho. Chọn thời gian cần tính (hoặc cả năm) và thực hiện tính giá xuất
Hướng dẫn tính giá xuất kho tại đây

Bước 4: Kiểm tra đảm báo thực hiện Tính khấu hao, phân bổ CCDC, Chi phí trả trước đầy đủ
Tiếp theo chúng ta phải chắc chắn rằng dữ liệu kế toán đã thực hiện các thao tác cuối mỗi tháng như: tính khấu hao TSCĐ, phân bổ công cụ dụng cụ, chi phí trả trước đầy đủ để không bỏ sót chi phí nào
- Hướng dẫn khẩu hao TSCĐ: tại đây
- Hướng dẫn phân bổ CCDC: tại đây
- Hướng dẫn phân bổ CPTT: tại đây

Bước 5: Tính giá thành
Nếu đơn vị có tính giá thành sản xuất, dịch vụ, công trình trên phần mềm MISA hàng tháng, Anh/Chị nên thực hiện đẩy đủ trước khi chốt số liệu để lấy có giá vốn.
- Hướng dẫn tính giá thành MISA: tại đây

(*) Lưu ý:
1. Nếu sau khi tính giá thành sản xuất, Anh/Chị cần cập nhật giá nhập kho và giá xuất kho đầy đủ trên giao diện tính giá thành
2. Nếu đơn vị không tính giá thành trên MISA có thể thực hiện chủ động nhập giá thành phẩm hoặc kết chuyển giá vốn trên phiếu nhập kho, chứng từ nghiệp vụ khác.


Bước 6: Kế đến chúng ta sẽ kiểm tra độ chính xác của dự liệu so với thực tế, chúng ta kiểm tra từ tổng hợp đến chi tiết các tài khoản trên bảng cân đối tài khoản. Chúng ta sẽ in bảng cân đối tài khoản bậc 3 của nguyên năm tài chính 2019 và xem từng tài khoản


  • Tài khoản 111
Các bạn khi in bảng cân đổi tài khoản sau đó để ý số tồn tiền mặt TK 1111 trên bảng cân đối, số tiền phải khớp số tiền mặt của doanh nghiệp còn tồn tại quỹ. Thường lưu ý, nếu những doanh nghiệp có phát sinh chi phí lãi vay trong kỳ thì số tiền mặt tồn quỹ không nên để quá cao.
Sau đó chúng ta sẽ tích chuột vào TK 1111 để phần mềm mở lên sổ chi tiết TK 1111, các bạn kiểm tra lại trong kỳ xem có phát sinh dòng nào bị âm hay không? Nếu có chúng ta có thể xử lý bút toán âm tại thời điểm này bằng bút toán mượn tạm tiền của giám đốc sau đó khi nào quỹ đủ thì sẽ trả lại.
Lưu ý đối với những trường hợp mượn tiền để chi trả này chúng ta vẫn phải làm hợp đồng mượn tiền nhưng không được hạch toán chi phí lãi vay nhé.

  • Tài khoản 112
Đối với tài khoản 112 trước tiên chúng ta cộng toàn bộ sổ phụ của ngân hàng số cuối kỳ xem có bằng số của của tài khoản 112 trên bảng cân đối hay không? Sau đó các bạn vào báo cáo/ ngân hàng/sổ tiền gửi ngân hàng rồi so sánh với sổ phụ của từng ngân hàng cho khớp nhé

  • Tài khoản 131; 331
Đối với tài khoản phải thu khách hàng và trả NCC, các bạn nhớ phải thực hiện các thao tác đối trừ chứng từ hoặc bù trừ công nợ nếu có. Công việc cuối kỳ các bạn phải gửi xác nhận công nợ đối với khách hàng nếu cần. Đối chiếu số tiền trên tổng hợp phải thu phải bằng số dư nợ 131, tổng số tiền khách hàng ứng trước phải bằng dư có 131. Đối chiếu số tiền trên tổng hợp phải tra phải bằng dư có 331, tổng số tiền trả trước cho NCC phải bằng dư nợ 331.

  • Tài khoản 1331;33311
Đối với tài khoản thuế đầu vào này các bạn sẽ phải đảm bảo đã thực hiện thao tác khấu trừ thuế đầy đủ trong năm. Các bạn so sánh số dư nợ cuối kỳ của 1331 trên bảng cân đối nếu còn dư sẽ tương ứng với số thuế còn được khấu trừ của tờ khai tháng hoặc quý.
Cộng toàn bộ số phát sinh bên Nợ 1331; Có 3331 phải bằng lần lượt số phát sinh thuế đầu vào và đầu ra của các tờ khai thuế GTGT trong kỳ. Khi lệch các bạn có thể kiểm tra chi tiết bằng cách in báo cáo đối chiếu giữa bảng kê thuế và sổ cái để tìm ra chứng từ lệch.

  • Tài khoản 141
Tài khoản này thì không có sổ để đối chiếu nhưng các bạn lưu ý đối với tài khoản này thì những khoản tạm ứng mua hàng trong kỳ phải được hoàn trả hoặc cần trừ vào lương để tất toán tài khoản 141. Tốt nhất không nên có số dư cho tài khoản này vào năm sau.

  • Các tài khoản hàng tồn kho 152; 153, 155;156
Đối với các tài khoản hàng tồn kho các bạn kiểm tra bằng cách so sánh số liệu của số cuối kỳ trên bảng cân đối và số cuối kỳ của bảng tổng hợp tồn kho của từng kho tương ứng. Nếu lệch các bạn có thể in báo cáo đối chiếu giữa sổ kho và sổ cái để kiểm tra.

  • Tài khoản 211 và 214
Đối với hai loại tài khoản này các bạn sẽ phải so sánh số liệu Nợ của 211 và Có 214 phải khớp với số ghi tăng và tính khấu hao trên phân hệ tài sản cố định. Nếu lệch phải kiểm tra lại chứng từ ghi tăng hoặc chứng từ tính khấu hao hoặc có thể in báo cáo đối chiếu số tài sản và sổ cái để tìm ra lệch ở đâu và sửa lại.

  • Tài khoản 242
Các bạn cũng sẽ phải thực hiện thao tác đối chiếu số liệu phát sinh Nợ và Có của tài khoản 242 với sổ phân hệ ghi tăng và phân bổ trong kỳ, Nếu không khớp có thể in báo cáo đối chiếu CCDC, CPTT và sổ cái để tìm ra lệch ở đâu và sửa lại.

  • Tài khoản loại 5,6,7,8
Đối với các tài khoản này các bạn nhớ rằng một khi đã thực hiện thao tác kết chuyển lãi lỗ thì các tài khoản này không được phép có số dư. Chúng ta cũng sẽ tích chuột vô từng tài khoản để xem qua những nghiệp vụ phát sinh trong kỳ đã được hạch toán đúng bản chất và nội dung tài khoản hay chưa?

Bước 7: Thực hiện kiểm tra chứng từ sổ sách và lập BCTC
Anh/Chị thực hiện theo hướng dẫn Tại đây



 
Sửa lần cuối:
Học thêm kiến thức tại: AMIS Blog | MISA Academy
Top