Hướng dẫn phương pháp tính giá xuất kho và cách xử lý trên phần mềm

Trần Mai Nhung

Member
Nhân viên MISA
1. Phương pháp: Bình quân gia quyền (Bình quân cuối kỳ và bình quân tức thời)
1.1. Lý thuyết tính giá:
  • Đơn giá xuất kho bình quân= (Giá trị tồn đầu kỳ + Giá trị nhập trong kỳ )/(Số lượng đầu kỳ + Số lượng nhập)
1.2. Phần mềm tính giá
  • Đơn giá xuất kho bình quân = (Giá trị tồn đầu kỳ + Giá trị nhập trong kỳ )/(Số lượng đầu kỳ + Số lượng nhập), Trong đó
    • Giá trị tồn đầu kỳ: Là giá trị của số dư đầu kỳ
    • Giá trị nhập trong kỳ = Giá trị nhập kho trong kỳ - Giá trị điều chỉnh giảm + Giá trị điều chỉnh tăng + Giá trị hàng bán trả lại - Giá trị hàng mua trả lại, giảm giá. Cụ thể;
      • Giá trị nhập kho bao gồm: Nhập mua hàng, Nhập kho, chuyển kho
      • Giá trị điều chỉnh giảm bao gồm:
        • Chứng từ điều chỉnh giảm giá trị thì giá trị được trừ khi tính giá.
        • Chứng từ điều chỉnh giá trị và số lượng thì được trừ giá trị và số lượng vào tổng số lượng và giá trị khi tính giá.
      • Giá trị điều chỉnh tăng:
        • Chứng từ điều chỉnh tăng giá trị thì giá trị được cộng vào giá trị nhập kho khi tính giá.
        • Chứng từ điều chỉnh cả giá trị và số lượng thì coi như 1 chứng từ nhập kho. Cộng số lượng và giá trị vào khi tính giá xuất kho
      • Giá trị hàng bán trả lại:
        • Trên chứng từ lựa chọn "Nhập đơn giá bằng tay" là giá vốn khách hàng tự khai báo thì có số lượng và giá trị được cộng vào tính giá (được coi như là 1 chứng từ nhập kho bình thường)
        • Trên chứng từ lựa chọn là "Lấy từ giá xuất bán" là giá vốn được lấy từ chứng từ bán hàng được chọn trên chứng từ hàng bán trả lại thì có số lượng và giá trị được cộng vào tính giá (được coi như là 1 chứng từ nhập kho bình thường).
          • Tham số chọn lấy từ giá xuất kho chỉ có với phương pháp bình quân tức thời.
          • Chứng từ chỉ thể hiện giá vốn khi chọn từ chứng từ hóa đơn bán hàng đã có giá vốn nếu chứng từ hóa đơn bán hàng chưa có giá vốn thì chứng từ hàng bán trả lại cũng không có giá vốn.
          • Khi tính giá xuất kho chương trình không tự động lấy vào chứng từ hàng bán trả lại.
        • Chứng từ chọn là "Áp đơn giá bình quân" chương trình tự lấy đơn giá sau khi tính giá xuất kho xong và được coi như 1 chứng từ xuất kho bình thường.
      • Giá trị hàng mua trả lại, giảm giá: Coi như chứng từ điều chỉnh giảm
    • Số lượng tồn đầu kỳ bao gồm:
      • Số lượng nhập trong kỳ = Số lượng nhập kho trong kỳ - Số lượng điều chỉnh giảm + Số lượng điều chỉnh tăng + Số lượng hàng bán trả lại - Số lượng hàng mua trả lại
      • Số lượng nhập kho trong kỳ: Như giá trị ở trên
      • Số lượng điều chỉnh tăng: Số lượng được cộng vào tổng số lượng khi tính giá. Nếu chứng từ nhập điều chỉnh người sử dụng tự không đánh đơn giá trên chứng từ thì chương trình coi đó là chứng từ nhập có đơn giá = 0.
      • Số lượng điều chỉnh giảm bao gồm:
        • Điều chỉnh giảm giá trị và số lượng: Được trừ giá trị và số lượng vào tổng số lượng và giá trị khi tính giá.
        • Điều chỉnh giảm số lượng mà không điều chỉnh giá trị: Không ảnh hưởng đến kỳ tính giá và được coi như 1 chứng từ xuất kho bình thường
      • Số lượng hàng bán trả lại: Như giá trị ở trên
      • Số lượng hàng mua trả lại: Coi như chứng từ điều chỉnh giảm số lượng và giá trị
  • Cách tính giá
    • Bình quân cuối kỳ và bình quân tức thời có hai trường hợp
      • Theo kho: Bình quân trên 1 kho
      • Không theo kho: Bình quân trên tất cả các kho => Có thể dẫn đến giá trị trên báo cáo kho thì âm, kho thì dương
  • Kỳ tính giá và thời điểm tính giá
    • Bình quân cuối kỳ: Kỳ tính giá theo tháng, quý, năm
    • Bình quân tức thời:
      • Trường hợp thêm mới chứng từ: Chương trình sẽ tự động tính giá xuất kho ngay khi cất chứng từ.
      • Trường hợp chỉnh sửa chứng từ xuất hoặc chứng từ nhập sau khi chương trình đã tính giá thì chương trình không tự động tính giá lại. Muốn cập nhật lại giá phải thực hiện lại việc tính giá xuất kho. Cụ thể, khi thực hiện sửa chứng từ chương trình có cảnh báo cho người sử dụng để yêu cầu tính lại giá xuất kho.
  • Tính giá trong dữ liệu đa chi nhánh
    • Chi nhánh hạch toán phụ thuộc: Đăng nhập vào tổng công ty hay chi nhánh phụ thuộc thì việc tính giá vẫn tính cho toàn bộ dữ liệu
      • Theo kho: Tính bình quân kho trên tất cả các chi nhánh hạch toán phụ thuộc
      • Không theo kho: Thì tính bình quân trên tất cả kho của tất cả các chi nhánh hạch toán phụ thuộc
    • Chi nhánh hạch toán độc lập
      • Đăng nhập vào chi nhánh hạch toán độc lập: Khi thực hiện chức năng tính giá chỉ tính giá cho chi nhánh đó không tính cho chi nhánh khác. Giá được tính bình quân trên trên một chi nhánh đó.
1.3. Xem và in báo cáo: Nên xem báo cáo trong phần Báo cáo\ Kho\ Sổ chi tiết vật tư hàng hóa​

2. Phương pháp: Nhập trước xuất trước


2.1. Lý thuyết tính giá: Giá xuất kho của chứng từ sẽ được tính theo giá trị của lô hàng nhập trước theo thứ tự thời gian.

2.2. Phần mềm tính giá:
Tính giống lý thuyết

2.3. Một số trường hợp cần lưu ý
  • Điều chỉnh tăng:
    • Số lượng: Như chứng từ nhập
    • Giá trị: Cộng vào giá trị của chứng từ còn tồn đầu tiên.
    • Số lượng và giá trị: Như chứng từ nhập kho
  • Điều chỉnh giảm:
    • Số lượng: Như chứng từ xuất
    • Giá trị: Trừ vào giá trị của chứng từ nhập còn tồn còn tồn đầu tiên.
    • Số lượng và giá trị: Trừ số lượng và giá trị cho chứng từ tồn đầu tiên.
  • Hàng mua trả lại + giảm giá nhập bằng tay không chọn chứng từ đối trừ: Trừ số lượng, giá trị cho chứng từ chứng từ tồn đầu tiên.
  • Thời điểm tính giá: Giống với PP bình quân tức thời ở trên.
2.4. Báo cáo: Nên xem báo cáo trong phần Báo cáo\ Kho\ Đối chiếu tình hình xuất kho vật tư hàng hóa với chứng từ nhập để biết được chứng từ xuất kho được lấy đơn giá từ chứng từ nhập nào. Còn báo cáo Hàng tồn kho theo chứng từ nhập (PP NTXT) dùng để xem số tồn của những chứng từ nhập.​

3. Phương pháp: Đích danh


3.1. Lý thuyết tính giá: Xuất kho thuộc lô hàng nhập nào thì lấy đơn giá nhập của lô đó để tính giá xuất

3.2. Phần mềm tính giá:
  • Chứng từ điều chỉnh giảm giá trị hay chứng từ điều chỉnh tăng giá trị thì đều phải chọn chứng từ đối trừ
  • Sửa lại giá trị đầu kỳ, phát sinh trong kỳ chương trình không tự động cập nhật lại đơn giá cho chứng từ xuất. Muốn chương trình tính giá xuất kho thì phải vào Kho\Tính giá xuất kho hoặc ghi sổ lại chứng từ xuất.
  • Với phương pháp tính giá xuất đích danh mới có thể theo dõi được số tồn kho số lô, hạn dùng. Các phương pháp tính giá khác không theo dõi được theo yêu cầu này
  • Báo cáo: Nên xem báo cáo trong phần Báo cáo\Kho\ Sổ chi tiết vật tư hàng hóa theo chứng từ nhập để theo dõi được chứng từ xuất được chọn từ chứng từ nhập nào. Báo cáo tổng hợp tồn theo chứng từ nhập để biết được chứng từ nhập còn tồn bao nhiêu
3.3. Một vài điểm lưu ý về cách tính giá trên phần mềm:
  • Giá được tính theo đơn vị tính chính. Không tính cho đơn vị chuyển đổi
  • Khi thực hiện bảo trì không nên thực hiện chức năng tính giá với dữ liệu lớn vì nếu làm như vậy sẽ làm cho thời gian bảo trì kéo dài.
  • Với phương pháp bình quân cuối kỳ nếu dữ liệu nhiều thì nên tính giá xuất kho theo tháng để giảm thời gian tính giá.
  • Chương trình không tính giá với chứng từ xuất kho tích là "Không cập nhật giá xuất"
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Học thêm kiến thức tại: AMIS Blog | MISA Academy
Top