HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN CHO HỘ KINH DOANH CÁ THỂ

THAM GIA NGAY!!!

Cộng đồng kế toán sử dụng MISA HỘ KINH DOANH (AMIS): https://www.facebook.com/groups/hkdmisa

Cộng đồng kế toán sử dụng MISA (AMIS): https://www.facebook.com/groups/hotroamis

Cộng đồng kế toán dùng hóa đơn điện tử (meinvoice): https://www.facebook.com/groups/hotromeinvoice

Cộng đồng hỗ trợ Chữ ký số (Esign): https://www.facebook.com/groups/hotroesign

Việc thực hiện chế độ kế toán toán áp dụng đối với hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai hay phương pháp khoán? Và chi tiết chế độ kế toán cho hộ kinh doanh cá thể, cá nhân kinh doanh theo Thông tư 88/2021/TT-BTC sẽ được hướng dẫn cho bạn trong bài viết này.

Nội dung chính:
  • Căn cứ pháp lý
  • Cá nhân, hộ kinh doanh nào phải thực hiện chế độ kế toán?
  • Tổ chức công tác kế toán cho cá nhân kinh doanh, hộ kinh doanh
  • Chế độ kế toán cho cá nhân kinh doanh, hộ kinh doanh cá thể
  • Xác định kỳ nộp báo cáo của hộ kinh doanh thực hiện chế độ kế toán


CĂN CỨ PHÁP LÝ

  • Luật kế toán số 88/2015/QH13.​
  • Thông tư 88/2021/TT-BTC.​
  • Thông tư 40/2021/TT-BTC.​
  • Nghị định 126/2020/NĐ-CP.​
  • Nghị định 174/2016/NĐ-CP.

    Từ ngày 01/01/2022, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh sẽ phải lập chứng từ kế toán và ghi sổ kế toán theo quy định tại Thông tư 88/2021/TT-BTC. Tuy nhiên, còn rất nhiều hộ kinh doanh đang lúng túng không biết mình có nằm trong diện phải thực hiện chế độ kế toán hay không và cách thực hiện như thế nào? Bài viết này sẽ làm rõ đối tượng và cách thực hiện chế độ kế toán cho hộ kinh doanh một cách đầy đủ và chi tiết nhất.​

CÁ NHÂN, HỘ KINH DOANH NÀO PHẢI THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN?


Theo Điều 2 Thông tư 88/2021/TT-BTC, việc thực hiện chế độ kế toán áp dụng đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh sau đây:
  • Cá nhân kinh doanh và hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai. Tức là hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh quy mô lớn hoặc có quy mô về doanh thu, lao động áp ứng từ mức cao nhất các tiêu chí của một doanh nghiệp siêu nhỏ thì phải nộp thuế theo phương pháp kê khai và thực hiện chế độ kế toán.​
Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh chưa đáp ứng được quy mô lớn (không phải thực hiện chế độ kế toán và nộp thuế theo phương pháp kê khai) nhưng tự nguyện thực hiện chế độ kế toán theo Thông tư 88/2021/TT-BTC.
Như vậy, cá nhân kinh doanh, hộ kinh doanh quy mô nhỏ nộp thuế theo phương pháp khoán hoặc nộp thuế theo từng lần phát sinh không cần thực hiện chế độ kế toán.
Điều kiện để được tính là hộ kinh doanh quy mô lớn

Theo Khoản 2 Điều 3 Thông tư 40/2021/TT-BTC, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được tính là quy mô lớn khi thỏa mãn 1 trong 2 điều kiện sau:
  • Có trung bình từ 10 lao động trở lên tham gia bảo hiểm xã hội trong 1 năm.
  • Có tổng doanh thu của năm trước liền kề từ 3 tỷ đồng trở lên nếu kinh doanh trong lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp và công nghiệp hoặc từ 10 tỷ đồng trở lên nếu kinh doanh trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ.


TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHO CÁ NHÂN KINH DOANH, HỘ KINH DOANH
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Thông tư số 88/2021/TT-BTC:
  • Chủ hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh tự quyết định người làm kế toán cho mình. Người làm kế toán phải hiểu biết về nghiệp vụ kế toán và có thể là người thân (bố, mẹ, vợ, chồng, con cái hoặc anh chị em) hoặc người được thuê để làm quản lý công việc kinh doanh, thủ kho, thủ quỹ, chịu trách nhiệm việc mua, bán tài sản đồng thời kiêm nhiệm làm kế toán cho hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.​
  • Hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh được lựa chọn thực hiện chế độ kế toán theo hướng dẫn của Thông tư 88/2021/TT-BTC hoặc lựa chọn áp dụng chế độ kế toán của doanh nghiệp siêu nhỏ sao cho phù hợp với nhu cầu và đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh.
  • Hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh được vận dụng các quy định tại Điều 41 Luật Kế toán và từ Điều 9 đến Điều 17 Nghị định số 174/2016/NĐ-CP để bảo quản và lưu trữ các tài liệu kế toán nhằm phục vụ cho việc xác định nghĩa vụ thuế của cá nhân kinh doanh, hộ kinh doanh với ngân sách nhà nước và công tác quản lý của cơ quan thuế.​


CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN CHO CÁ NHÂN KINH DOANH, HỘ KINH DOANH CÁ THỂ

1. Đối với chứng từ kế toán

Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Thông tư 88/2021/TT-BTC:
  • Nội dung chứng từ kế toán, lập, lưu trữ và ký chứng từ kế toán của hộ kinh doanh được áp dụng theo quy định tại Điều 16, Điều 18, Điều 19 của Luật Kế toán và thực hiện theo hướng dẫn chi tiết tại Phụ lục 1 - Biểu mẫu và phương pháp lập chứng từ kế toán được ban hành kèm theo Thông tư này.​
  • Cá nhân kinh doanh và hộ kinh doanh được áp dụng các quy định tại Điều 17, Điều 18 của Luật Kế toán về việc lập và lưu trữ chứng từ kế toán dưới dạng điện tử để thực hiện cho phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của mình​
  • Nội dung và hình thức hóa đơn, trình tự lập, quản lý và sử dụng hóa đơn (bao gồm cả hóa đơn điện tử) được thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế.​
Biểu mẫu và phương pháp lập chứng từ kế toán của cá nhân kinh doanh, hộ kinh doanh cá thể áp dụng theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư 88/2021/TT-BTC như sau:

Screenshot_84.jpg


2. Đối với sổ kế toán

Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Thông tư 88/2021/TT-BTC:
  • Nội dung sổ kế toán, việc mở sổ, ghi sổ, khóa sổ và việc lưu trữ sổ kế toán của cá nhân kinh doanh, hộ kinh doanh được vận dụng theo quy định tại Điều 24, Điều 25, Điều 26 của Luật Kế toán và thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục 2 - Biểu mẫu và phương pháp ghi sổ kế toán được ban hành kèm theo Thông tư này.​
  • Cá nhân kinh doanh, hộ kinh doanh được áp dụng các quy định tại Điều 26 Luật kế toán về việc mở sổ kế toán, ghi sổ, khóa sổ và lưu trữ sổ kế toán trên phương tiện điện tử để thực hiện sao cho phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh.​
  • Cá nhân kinh doanh, hộ kinh doanh được vận dụng các quy định tại Điều 27 Luật Kế toán về việc sửa chữa sổ kế toán để thực hiện cho phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh.​

3. Về việc xác định doanh thu, chi phí và nghĩa vụ thuế

Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Thông tư số 88/2021/TT-BTC:
  • Việc xác định doanh thu, chi phí và nghĩa vụ thuế đối với từng lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh của cá nhân kinh doanh và hộ kinh doanh được thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế. Cụ thể, việc xác định doanh thu, chi phí… để tính thuế TNDN và thuế GTGT của cá nhân kinh doanh, hộ kinh doanh cá thể được thực hiện theo Thông tư 40/2021/TT-BTC.




    Các trường hợp không phải kê khai , tính nộp thuế GTGT (5).png


XÁC ĐỊNH KỲ NỘP BÁO CÁO CỦA HỘ KINH DOANH THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN
Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Thông tư 40/2021/TT-BTC, cá nhân kinh doanh, hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai có thể lựa chọn kê khai thuế theo tháng hoặc quý.

Tiêu chí xác định kỳ nộp báo cáo của hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai được căn cứ theo Điều 9 Nghị định 126/2020/NĐ-CP cụ thể như sau:
  • Kê khai theo tháng nếu tổng doanh thu năm trước của cá nhân kinh doanh, hộ kinh doanh trên 50 tỷ đồng.​
  • Kê khai theo quý nếu tổng doanh thu năm trước của cá nhân kinh doanh, hộ kinh doanh từ 50 tỷ đồng trở xuống.​
  • Thời hạn nộp báo cáo của hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai như sau:​
    • Kê khai theo tháng: Chậm nhất là ngày 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế. Ví dụ: Thời hạn nộp báo cáo của tháng 9/2022 chậm nhất là ngày 20/10/2022.​
    • Kê khai theo quý: Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu tiên quý tiếp theo liền kề quý phát sinh nghĩa vụ thuế. Ví dụ: Thời hạn nộp báo cáo của quý III/2022 (tháng 6,7,8) chậm nhất là ngày 30/10/2022 (ngày cuối cùng của tháng đầu tiên quý quý IV).​
    • Như vậy, đối với các hộ kinh doanh mới thành lập lựa chọn nộp thuế theo phương pháp kê khai và thực hiện chế độ kế toán có thể chọn kê khai theo quý (hay còn gọi nộp báo cáo theo quý) với cơ quan thuế và không cần nộp báo cáo tài chính năm như công ty, doanh nghiệp.​
 
Sửa lần cuối:
Học thêm kiến thức tại: AMIS Blog | MISA Academy
Top