CÁCH KÊ KHAI THUẾ GTGT VỚI HÓA ĐƠN ĐIỀU CHỈNH VÀ HÓA ĐƠN THAY THẾ, TRƯỜNG HỢP HÓA ĐƠN ĐẦU VÀO VÀ HÓA ĐƠN ĐẦU RA.

DIEU NGUYENTHI AI

Moderator
Thành viên BQT
Nhân viên MISA
TRƯỜNG HỢP HÓA ĐƠN ĐẦU VÀO

  • HÓA ĐƠN ĐIỀU CHỈNH
- Hóa đơn điều chỉnh tăng tiền thuế GTGT


=> Hóa đơn điều chỉnh tăng thuế GTGT: Kê khai như những hóa đơn GTG đầu vào bình thường.

1658982456945.png


- Hóa đơn điều chỉnh giảm tiền thuế GTGT
=> Kê khai hóa đơn điều chỉnh vào tờ khai thuế GTGT của kỳ hiện tại phát sinh hóa đơn đó. Kê khai âm vào các chỉ tiêu trên tờ khai 01/GTGT hoặc trừ đi số tiền, tiền thuế trên hóa đơn điều chỉnh giảm. Trên bảng kê mua vào thể hiện số tiền âm.

1658982518983.png




  • HÓA ĐƠN THAY THẾ
Hóa đơn gốc bị sai, bên bán hủy hóa đơn gốc xuất hóa đơn thay thế, hóa đơn gốc đã kê khai trên tờ khai lần đầu, bảng kê mua vào.

=> Trường hợp chỉ tiêu số 43 thuế GTGT còn được khấu trừ chuyển sang kỳ sau > 0, chỉ tiêu 40: số tiền thuế phải nộp = 0. Anh/chị lập tờ khai bổ sung của kỳ hóa đơn gốc bị thay thế, điền số tiền giảm đi của hđ gốc vào các chỉ tiêu 23, 24, 25, nhấp tổng hợp KHBS để lên phụ lục 01/KHBS và 01-01/KHBS. Sau đó lập tờ khai kỳ hiện tại của hóa đơn thay thế, điền số thuế được giảm vào chỉ tiểu 37, hóa đơn thay thế được kê khai trên bảng kê như bình thường.

Ví dụ: tờ khai lần đầu, các chỉ tiêu 23: 1.000.000, chỉ tiêu 24 = 25: 100.000, hóa đơn gốc giá trị hàng hóa chưa thuế 500.000, tiền thuế: 50.000. hóa đơn thay thế giá trị hàng hóa chưa thuế 1.000.000, tiền thuế: 100.000. Như vậy, khi lập tờ khai bổ sung, anh/chị nhập lại số tiền chỉ tiêu 23: 500.000 ( tờ khai lần đầu 1.000.000 - hđ gốc 500.000), chỉ tiêu 24=25: 50.000. Khi lập tờ khai kỳ hóa đơn thay thế, hóa đơn thay thế được kê khai bình thường trên các chỉ tiêu 23,24,25, Anh/chị điền số tiền thuế bị giảm của hóa đơn gốc ở chỉ tiêu 37.

1658983860656.png


1658983881384.png

1658983892573.png



=> Trường hợp chỉ tiêu số 43 thuế GTGT còn được khấu trừ chuyển sang kỳ sau = 0, chỉ tiêu 40 số tiền thuế phải nộp > 0. Anh/chị lập tờ khai bổ sung của kỳ hóa đơn gốc bị thay thế, điền số tiền giảm đi của hóa đơn gốc vào các chỉ tiêu 23, 24, 25, nhấp tổng hợp KHBS để lên phụ lục 01/KHBS và 01-01/KHBS. Chỉ tiêu 40 sẽ tăng lên=> tăng tiền thuế phải nộp. Trường hợp này anh/chị phải nộp thêm tiền thuế của kỳ hóa đơn gốc bị thay thế. Sau đó lập tờ khai kỳ hiện tại của hóa đơn thay thế, không điền chỉ tiểu 37 ( do đã nộp thêm tiền thuế), hóa đơn thay thế được kê khai trên bảng kê như bình thường.

*lưu ý trường hợp này tốt nhất nên liên hệ chi cục thuế của đơn vị để được hướng dẫn chính xác, vì mình đang phải tăng số tiền thuế phải nộp lên.

1658984118211.png

1658984127672.png

1658984137725.png



TRƯỜNG HỢP HÓA ĐƠN BÁN RA


Căn cứ Điều 19, Nghị định 123/2020/NĐ-CP về hóa đơn điện tử, khi hóa đơn điện tử có sai sót thì người nộp thuế được lựa chọn 1 trong 2 hình thức xử lý là Lập HĐ điều chỉnh hoặc Lập hóa đơn thay thế cho hóa đơn sai sót.
Căn cứ Điều 5, Nghị định 209/2013/NĐ-CP, Điều 8 Thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn thi hành luật thuế GTGT, thời điểm phát sinh thuế GTGT là thời điểm lập hóa đơn
Căn cứ vào Khoản 1, Điều 47 Luật quản lý thuế 38/2019/QH14 và Khoản 4 điều 7 Nghị định 126/2020/NĐ-CP

==>> Khi đơn vị cung cấp hàng hóa dịch vụ, thời điểm xuất hóa đơn đơn vị đồng thời phát sinh nghĩa vụ thuế GTGT và phải lập tờ khai thuế GTGT

Khi đơn vị đã lập hóa đơn điều chỉnh/thay thế cho hóa đơn phát hiện có sai sót, việc này làm thay đổi nghĩa vụ thuế GTGT đã kê khai trước đó. Vì vậy, đơn vị phải lập tờ khai thuế GTGT bổ sung cho tháng/quý có hóa đơn bị sai sót (Không phải là lập tờ khai vào tháng phát sinh hóa đơn thay thế/điều chỉnh).

Nếu hóa đơn điều chỉnh/thay thế và hóa đơn bị điều chỉnh/bị thay thế (HĐ gốc) phát sinh tại 2 kỳ khác nhau (khác tháng/quý kê khai) thì NNT cần kê hóa đơn thay thế/điều chỉnh trên tờ khai bổ sung của kỳ phát sinh hóa đơn bị điều chỉnh/bị thay thế.

  • TRƯỜNG HỢP 1: HÓA ĐƠN GỐC VÀ HÓA ĐƠN THAY THẾ/ĐIỀU CHỈNH PHÁT SINH TRONG CÙNG 1 KỲ.
Anh/chị lập tờ khai thuế GTGT như bình thường.
1658986952674.png



  • TRƯỜNG HỢP 2: HÓA ĐƠN GỐC VÀ HÓA ĐƠN THAY THẾ/ĐIỀU CHỈNH PHÁT SINH KHÁC KỲ.
Tình huống 1:
Trường hợp đã lập tờ khai lần đầu, sau đó mới phát hiện hóa đơn có sai sót
Trong trường hợp này, người dùng kê hóa đơn điều chỉnh/thay thế lên tờ khai bổ sung của kỳ phát sinh hóa đơn bị điều chỉnh/hóa đơn bị thay thế.

Tình huống 2:
Trường hợp chưa lập tờ khai lần đầu, sau đó phát hiện hóa đơn có sai sót

Cách 1: Kê khai đồng thời cả hóa đơn sai sót và hóa đơn thay thế/điều chỉnh lên tờ khai lần đầu
Cách 2: Kê hóa đơn sai sót (HĐ gốc) lên tờ khai lần đầu, kê hóa đơn thay thế/điều chỉnh vào tờ khai bổ sung

Hướng dẫn chi tiết anh/chị xem link hướng dẫn tại đây!
 
Học thêm kiến thức tại: AMIS Blog | MISA Academy
Top