Các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến TSCĐ trong kỳ

Trương Hạnh

Well-Known Member
Tài liệu này gồm có:
  • Mục I: Không sử dụng phân hệ TSCĐ trên phần mềm MISA thì theo dõi tài sản như thế nào?
  • Mục II: Hướng dẫn sử dụng phân hệ TSCĐ trên phần mềm
    1. Ghi tăng
    2. Tính khấu hao
    3. Đánh giá lại
    4. Ghi giảm
    5. Điều chuyển
-----------------------------------------------------------
Hướng dẫn

I. Không sử dụng phân hệ TSCĐ trên phần mềm MISA mà theo dõi tài sản riêng ở ngoài file excel hoặc phần mềm khác

Nếu trong năm có phát sinh ghi tăng, ghi giảm, tính khấu hao...TSCĐ mà anh/chị không khai báo chi tiết từng mã tài sản trên phần mềm thì làm như sau để tổng hợp số liệu lên báo cáo tài chính:

  • Ghi tăng TSCĐ: vào các phân hệ tương ứng để hạch toán (quỹ/ngân hàng/mua hàng/chứng từ nghiệp vụ khác) để hạch toán N211/Có 111, 112, 331...
  • Ghi giảm TSCĐ: vào Tổng hợp\chứng từ nghiệp vụ khác hạch toán N214, N811/Có 211 sau đó ghi nhận doanh thu, chi phí cho việc bán thanh lý
  • Tính khấu hao từng tháng: Vào Tổng hợp\Chứng từ nghiệp vụ khác hạch toán N 642, 627, 154.../Có 214
II. Có sử dụng phân hệ Tài sản cố định trên phần mềm

1. Ghi tăng tài sản cố định

  • Để ghi tăng TSCĐ trên phần mềm anh/chị xem hướng dẫn tại đây
  • Một số trường hợp thường gặp khi ghi tăng TSCĐ:
    • Mua tài sản có phát sinh thêm bảo hiểm, chi phí khác.. cộng vào nguyên giá thì hạch toán thế nào? - Xem hướng dẫn tại đây
    • Mua ô tô có phát sinh lệ phí trước bạ - Xem hướng dẫn Tại đây
    • Vay tiền ngân hàng mua ô tô, hàng tháng trả lãi+ gốc - Xem hướng dẫn Tại đây
    • Mua TSCĐ có nguyên giá trên 1,6 tỷ - Xem hướng dẫn Tại đây
    • Ghi tăng TSCĐ từ sổ khác (sổ tài chính hoặc sổ quản trị) sổ đang làm việc (sổ quản trị hoặc sổ tài chính) - Xem hướng dẫn Tại đây
2. Tính khấu hao tài sản cố định
  • Cách tính khấu hao TSCĐ - Xem hướng dẫn Tại đây
  • Ngừng/ Bỏ ngừng tính khấu hao TSCĐ: Vào phân hệ TSCĐ/ chọn tab Ghi tăng/ Chọn TSCĐ cần ngừng tính khấu hao/ Tại tab Thông tin chung, tích chọn "Không tính khấu hao"/Cất. (Khi muốn tiếp tục tính khấu hao TSCĐ, anh/chị thao tác tương tự các bước trên và bỏ tích "Không tính khấu hao"/Cất)
  • Thay đổi thông tin khấu hao với TSCĐ đang tính khấu hao - Xem hướng dẫn Tại đây
  • Một số lưu ý khi tính khấu hao TSCĐ:
    • Nếu muốn chọn được mã công trình, đơn hàng... trên bút toán khấu hao TSCĐ - Xem hướng dẫn Tại đây
    • Phương pháp tính khấu hao: phần mềm tính theo phương pháp đường thẳng, tháng đầu tiên tính từ ngày ghi tăng đến ngày cuối tháng, các tháng còn lại sẽ tính tròn tháng, tháng cuối cùng khấu hao chính là giá trị còn lại của TSCĐ đó. Nếu anh chị tính khấu hao theo phương pháp khác, anh chị tự điền lại giá trị khấu hao theo hướng dẫn Tại đây
    • Khi tính khấu hao TSCĐ chương trình cảnh báo bạn không thể thực hiện tính khấu hao TSCĐ cho Tổng công ty hoặc Chi nhánh thì tôi phải làm thế nào? - Xem hướng dẫn Tại đây
3. Đánh giá lại TSCĐ - Xem hướng dẫn Tại đây
Lưu ý: Nếu có phát sinh chi phí sửa chữa, bảo dưỡng,... TSCĐ nhưng không cần đánh giá lại để thay đổi thông tin nguyên giá, khấu hao của TSCĐ, anh/chị có thể hạch toán trực tiếp vào chi phí trong kỳ hoặc phân bổ dần vào tài khoản chi phí như một chi phí trả trước (Xem hướng dẫn Tại đây)


4. Ghi giảm TSCĐ

  • Thanh lý, nhượng bán TSCĐ - Xem hướng dẫn Tại đây
  • Chuyển TSCĐ thành Công cụ dụng cụ - Xem hướng dẫn Tại đây
  • Mang TSCĐ đi góp vốn vào công ty liên doanh, liên kết - Xem hướng dẫn Tại đây
  • Mang TSCĐ đi đầu tư dài hạn: anh/chị xem hướng dẫn Tại đây
  • Mang TSCĐ đi góp vốn vào Công ty con: Anh/Chị xem hướng dẫn Tại đây
  • Ghi giảm 1 phần của TSCĐ (khi ghi tăng khai báo cáo các TSCĐ chung 1 mã tổng mà không ghi tăng riêng từng mã TSCĐ và muốn ghi giảm 1 trong số đó) thì anh/chị thực hiện Đánh giá lại để giảm nguyên giá chung của TSCĐ tổng đi như hướng dẫn Đánh giá lại tài sản ở phần 3
5. Điều chuyển TSCĐ giữa các bộ phận trong Công ty - Xem hướng dẫn Tại đây
 
Sửa lần cuối:
Học thêm kiến thức tại: AMIS Blog | MISA Academy

Trương Hạnh

Well-Known Member
Mua ô tô có phát sinh chi phí lệ phí trước bạ hạch toán như thế nào?
  • Anh/Chị vào Chứng từ nghiệp vụ khác hạch toán N211/C3339: LPTB
  • Sau đó vào chứng từ phiếu chi tiền mặt hoặc tiền gửi để hạch toán phần nộp LPTB: N3339/C111,112
  • Rồi vào ghi tăng TSCĐ nguyên giá bao gồm cả LPTB
 
Học thêm kiến thức tại: AMIS Blog | MISA Academy

Trương Hạnh

Well-Known Member
Vay tiền ngân hàng mua ô tô, hàng tháng trả lãi+ gốc hạch toán như thế nào trên phần mềm?
Ví dụ:
Ngày 2/6 tôi vay ngân hàng 880tr mua xe ô tô, thanh toán thẳng qua cho bên Ford và ngày 28/08 mới đưa vào sử dụng

Trả lời:
  • Bước 1: Vào Tổng hợp\Chứng từ nghiệp vụ khác Hạch toán N331/C341: 880tr khai báo đối tượng nợ, có tương ứng
  • Bước 2: Hàng tháng trả 12 triệu tiền gốc và 5,3 triệu lãi vào ngày 25 hàng tháng, bắt đầu từ Ngày 25/06
    • Trả gốc: vào Phiếu chi hoặc Ủy nhiệm chi hạch toán: Nợ 341/Có 111, 112
    • Phần trả lãi:Căn cứ theo Vas 04 chuẩn mực kế toán TSCĐ, theo TT45, TT200,133 thì chi phí lãi vay trước thời điểm đưa TSCĐ vào sử dụng sẽ không được ghi nhận là chi phí, mà sẽ được tính vào nguyên giá tài sản ( chi tiết thông tư Tại đây )
      • Tháng 6.7.8 mỗi tháng hạch toán lãi vay vào nguyên giá: N211/C111.112: 5.3tr
      • Từ tháng 9 trở đi hạch toán lãi vay: N635/C111.112: 5.3tr
  • Bước 3: Nhân xe, Bên Ford xuất hóa đơn ngày 28/08 - giá 880tr đã bao gồm thuế GTGT
    • Vào Mua hàng\mua hàng không qua kho hạch toán N211/C331: 800tr, N1332/C331: 80tr
    • Nếu có phát sinh lệ phí trước bạ hoặc bảo hiểm thì hạch toán như hướng dẫn Tại đây
  • Bước 4: Vào Tài sản cố định\ghi tăng giá trị tương ứng TK 211
 
Học thêm kiến thức tại: AMIS Blog | MISA Academy
Top