CÁC LƯU Ý QUAN TRỌNG VỀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP NĂM 2023

Trạng thái
Không mở trả lời sau này.

DIEU NGUYENTHI AI

Moderator
Thành viên BQT
Nhân viên MISA
CÁC LƯU Ý QUAN TRỌNG VỀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP NĂM 2023

Doanh nghiệp cần lưu ý những gì khi tính nộp thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm 2023?

I. Tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp quý

Theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định 91/2022/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 30/10/2022), việc tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp quý năm 2023 có điểm khác biệt so với đầu năm 2022 như sau:
thuetndn2023.png
- Về số tiền thuế tạm nộp quý:

Tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp mà doanh nghiệp đã tạm nộp của 04 quý không được thấp hơn 80% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quyết toán năm (trước đây, doanh nghiệp tạm nộp 03 quý đầu không được thấp hơn 75% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quyết toán năm).

- Về thời hạn tính số tiền thuế chậm nộp quý:

Số tiền chậm nộp do nộp thiếu số thuế phải tạm nộp quý năm 2023 (tức là số tiền thuế đã tạm nộp cho 04 quý thấp hơn 80% số thuế thu nhập doanh nghiệp theo quyết toán năm) sẽ được tính kể từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp quý 04 đến ngày liền kề trước ngày nộp số thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước.

Trước đây, thời hạn tính số tiền thuế chậm nộp được tính trên số thuế nộp thiếu kể từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp quý 03 đến ngày nộp số thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế
3. Điểm b khoản 6 Điều 8 được sửa đổi, bổ sung như sau:

b) Thuế thu nhập doanh nghiệp (trừ thuế thu nhập doanh nghiệp từ chuyển nhượng vốn của nhà thầu nước ngoài; thuế thu nhập doanh nghiệp kê khai theo phương pháp tỷ lệ trên doanh thu theo từng lần phát sinh hoặc theo tháng theo quy định tại điểm đ khoản 4 Điều này). Người nộp thuế phải tự xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp quý (bao gồm cả tạm phân bổ số thuế thu nhập doanh nghiệp cho địa bàn cấp tỉnh nơi có đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh, nơi có bất động sản chuyển nhượng khác với nơi người nộp thuế đóng trụ sở chính) và được trừ số thuế đã tạm nộp với số phải nộp theo quyết toán thuế năm.

Người nộp thuế thuộc diện lập báo cáo tài chính quý theo quy định của pháp luật về kế toán căn cứ vào báo cáo tài chính quý và các quy định của pháp luật về thuế để xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp quý.

Người nộp thuế không thuộc diện lập báo cáo tài chính quý theo quy định của pháp luật về kế toán căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh quý và các quy định của pháp luật về thuế để xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp quý.

Tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp đã tạm nộp của 04 quý không được thấp hơn 80% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quyết toán năm. Trường hợp người nộp thuế nộp thiếu so với số thuế phải tạm nộp 04 quý thì phải nộp tiền chậm nộp tính trên số thuế nộp thiếu kể từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp quý 04 đến ngày liền kề trước ngày nộp số thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước.

Người nộp thuế có thực hiện dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, nhà để chuyển nhượng hoặc cho thuê mua, có thu tiền ứng trước của khách hàng theo tiến độ phù hợp với quy định của pháp luật thì thực hiện tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quý theo tỷ lệ 1% trên số tiền thu được. Trường hợp chưa bàn giao cơ sở hạ tầng, nhà và chưa tính vào doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm thì người nộp thuế không tổng hợp vào hồ sơ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm mà tổng hợp vào hồ sơ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp khi bàn giao bất động sản đối với từng phần hoặc toàn bộ dự án.
II. Một số lưu ý quan trọng khác về thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2023

II.1. Cách xác định thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2023


II.2. Các khoản được trừ và không được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2023


II.3. Mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2023


II.4. Phương pháp tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2023


II.5. Trường hợp áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% năm 2023


II.6. Trường hợp áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 15% năm 2023


II.7. Trường hợp áp dụng thuế suất thuế thuế thu nhập doanh nghiệp 17% năm 2023


II.8. Trường hợp được ưu đãi về thời gian miễn thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2023


II.9. Điều kiện áp dụng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2023


II.10. Các trường hợp doanh nghiệp được chuyển lỗ năm 2023


II.11. Trích lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp năm 2023


II.12. Các khoản được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2023


II.13. Các trường hợp được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2023

(còn nữa)
 
Sửa lần cuối:
Học thêm kiến thức tại: AMIS Blog | MISA Academy

DIEU NGUYENTHI AI

Moderator
Thành viên BQT
Nhân viên MISA
II.1. Cách xác định thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2023

Năm 2023, pháp luật quy định thế nào về cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp?

Thuế thu nhập doanh nghiệp được thu và nộp thuế trực tiếp vào ngân sách nhà nước và tính trên khoản thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp sau khi trừ đi chi phí liên quan đến thu nhập của doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

Theo đó, căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp dựa trên thu nhập tính thuế trong kỳ và thuế suất.

Căn cứ Điều 4,5 Thông tư 78/2014/TT-BTC (được sửa đổi bởi Điều 2 Thông tư 96/2015/TT-BTC), thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp được xác định như sau:

1. Xác định thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp
Thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp được xác định theo công thức sau:

Thu nhập tính thuế=Thu nhập chịu thuế-(Thu nhập được miễn thuế+Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định)

2. Xác định thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế
Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế được xác định theo công thức sau:

Thu nhập chịu thuế=(Doanh thu-Chi phí được trừ)+Các khoản thu nhập khác
Trong đó, thu nhập chịu thuế được xác định như sau:

(1) Thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bằng doanh thu của hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trừ chi phí được trừ của hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó.

Trường hợp doanh nghiệp có nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh áp dụng nhiều mức thuế suất khác nhau thì doanh nghiệp phải tính riêng thu nhập của từng hoạt động nhân với thuế suất tương ứng.

(2) Thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản phải hạch toán riêng để kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với mức thuế suất 20%, không được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp (trừ phần thu nhập của doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư kinh doanh nhà ở xã hội để bán, cho thuê, cho thuê mua được áp dụng thuế suất thuế TNDN 10% theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 19 Thông tư 78/2014/TT-BTC.

- Doanh nghiệp trong kỳ tính thuế có các hoạt động chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia thực hiện dự án đầu tư (trừ dự án thăm dò, khai thác khoáng sản) nếu bị lỗ thì:

Số lỗ này được bù trừ với lãi của hoạt động sản xuất kinh doanh (bao gồm cả thu nhập khác – xem chi tiết tại công việc: Các khoản thu nhập khác trong doanh nghiệp).

- Doanh nghiệp làm thủ tục giải thể doanh nghiệp, sau khi có quyết định giải thể nếu có chuyển nhượng bất động sản là tài sản cố định của doanh nghiệp thì:

Thu nhập (lãi) từ chuyển nhượng bất động sản (nếu có) được bù trừ với lỗ từ hoạt động sản xuất kinh doanh (bao gồm cả số lỗ của các năm trước được chuyển sang theo quy định) vào kỳ tính thuế phát sinh hoạt động chuyển nhượng bất động sản.

3. Xác định doanh thu
Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền bán hàng hóa, tiền gia công, tiền cung ứng dịch vụ bao gồm cả khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

- Đối với doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế là doanh thu chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.

- Đối với doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng là doanh thu bao gồm cả thuế giá trị gia tăng.

- Trường hợp doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh dịch vụ mà khách hàng trả tiền trước cho nhiều năm thì doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được phân bổ cho số năm trả tiền trước hoặc được xác định theo doanh thu trả tiền một lần. Trường hợp doanh nghiệp đang trong thời gian hưởng ưu đãi thuế việc xác định số thuế được ưu đãi phải căn cứ vào tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của số năm thu tiền trước chia :)) cho số năm thu tiền trước.
 
Học thêm kiến thức tại: AMIS Blog | MISA Academy

DIEU NGUYENTHI AI

Moderator
Thành viên BQT
Nhân viên MISA
II.2. Các khoản được trừ và không được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2023

Doanh nghiệp được trừ và không được trừ những khoản chi nào khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2023?

1. Các khoản chi được trừ khi tính thuế TNDN năm 2023
Trừ các khoản chi không được trừ khi tính thuế nêu tại Mục 2 bên dưới, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp (sau đây viết tắt là thuế TNDN) nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

- Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; khoản chi cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp; khoản chi thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

- Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật. Đối với hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt, trừ các trường hợp không bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định của pháp luật.

(Căn cứ khoản 1 Điều 9 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 được sửa đổi, bổ sung năm 2013, 2014).

2. Các khoản chi không được trừ khi tính thuế TNDN năm 2023
Căn cứ khoản 1 Điều 9 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 (được sửa đổi, bổ sung năm 2013, 2014); các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN năm 2023 bao gồm:

2.1. Khoản chi không đáp ứng đủ các điều kiện tại Mục 1 nêu trên
Khoản chi không đáp ứng đủ các điều kiện nêu tại Mục 1 nêu trên sẽ không được trừ khi tính thuế TNDN, trừ phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường được tính vào tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

2.2. Các khoản chi không được trừ khác
- Khoản tiền phạt do vi phạm hành chính.

- Khoản chi được bù đắp bằng nguồn kinh phí khác.

- Phần chi phí quản lý kinh doanh do doanh nghiệp nước ngoài phân bổ cho cơ sở thường trú tại Việt Nam vượt mức tính theo phương pháp phân bổ do pháp luật Việt Nam quy định.

- Phần chi vượt mức theo quy định của pháp luật về trích lập dự phòng.

- Phần chi trả lãi tiền vay vốn sản xuất, kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay.

- Khoản trích khấu hao tài sản cố định không đúng quy định của pháp luật.

- Khoản trích trước vào chi phí không đúng quy định của pháp luật.

- Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân; thù lao trả cho sáng lập viên doanh nghiệp không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh; tiền lương, tiền công, các khoản hạch toán chi khác để chi trả cho người lao động nhưng thực tế không chi trả hoặc không có hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.

- Phần chi trả lãi tiền vay vốn tương ứng với phần vốn điều lệ còn thiếu.

- Phần thuế giá trị gia tăng đầu vào đã được khấu trừ, thuế giá trị gia tăng nộp theo phương pháp khấu trừ, thuế thu nhập doanh nghiệp.

- Khoản tài trợ, trừ khoản tài trợ cho giáo dục, y tế, nghiên cứu khoa học, khắc phục hậu quả thiên tai, làm nhà đại đoàn kết, nhà tình nghĩa, nhà cho các đối tượng chính sách theo quy định của pháp luật, khoản tài trợ theo chương trình của Nhà nước dành cho các địa phương thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

- Phần trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện hoặc quỹ có tính chất an sinh xã hội, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho người lao động vượt mức quy định theo quy định của pháp luật.

- Các khoản chi của hoạt động kinh doanh: ngân hàng, bảo hiểm, xổ số, chứng khoán và một số hoạt động kinh doanh đặc thù khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
 
Học thêm kiến thức tại: AMIS Blog | MISA Academy

DIEU NGUYENTHI AI

Moderator
Thành viên BQT
Nhân viên MISA
II.3. Mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2023

Năm 2023, mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là bao nhiêu? Mức xử phạt đối với doanh nghiệp vi phạm quy định cung cấp thông tin về xác định nghĩa vụ thuế?

1. Mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
Theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 thì số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ tính thuế được tính bằng thu nhập chịu thuế nhân với thuế suất; trường hợp doanh nghiệp đã nộp thuế thu nhập ở ngoài Việt Nam thì được trừ số tiền thuế thu nhập đã nộp nhưng tối đa không quá số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008.

Như vậy, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là một trong những căn cứ dùng để tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Hiện nay, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp được áp dụng bao gồm 02 mức:

1.1. Mức thuế suất 20%
Căn cứ tại khoản 6 Điều 1 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi 2013 thì mức thuế suất áp dụng với tất cả các doanh nghiệp là 20%, trừ trường hợp áp dụng mức thuế suất từ 32% đến 50% tại Mục 1.2 bên dưới hoặc trường hợp doanh nghiệp thuộc đối tượng được hưởng thuế suất ưu đãi.

1.2. Mức thuế suất từ 32% đến 50%
Theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Nghị định 218/2013/NĐ-CP thì mức thuế suất từ 32% đến 50% áp dụng đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu, khí và tài nguyên quý hiếm khác tại Việt Nam phù hợp với từng dự án, từng cơ sở kinh doanh, cụ thể:

Đối với doanh nghiệp hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí, căn cứ vào vị trí, điều kiện khai thác và trữ lượng mỏ, Thủ tướng Chính phủ quyết định mức thuế suất cụ thể phù hợp với từng dự án, từng cơ sở kinh doanh theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Thuế suất 40%: Áp dụng với trường hợp các mỏ tài nguyên quý hiếm có từ 70% diện tích được giao trở lên ở địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn thuộc Danh mục địa bàn ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ban hành kèm theo Nghị định số 218/2013/NĐ-CP.

Lưu ý: Danh mục địa bàn ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ban hành kèm theo Nghị định số 218/2013/NĐ-CP đã bị bãi bỏ. Hiện tại, cơ quan thuế đang áp dụng theo Danh mục địa bàn ưu đãi đầu tư (Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 31/2021/NĐ-CP) để xác định địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.

Thuế suất 50%: Áp dụng với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác các mỏ tài nguyên quý hiếm như bạch kim, vàng, bạc, thiếc, wonfram, antimoan, đá quý, đất hiếm trừ dầu khí (khoản 3 Điều 11 Thông tư 78/2014/TT-BTC).

2. Mức xử phạt hành vi vi phạm quy định về cung cấp thông tin liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế
Tại khoản 1 Điều 14 và khoản 5 Điều 5 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 6 triệu đồng khi thực hiện một trong các hành vi sau đây:

- Cung cấp thông tin, tài liệu, hồ sơ pháp lý liên quan đến đăng ký thuế theo thông báo của cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ 05 ngày làm việc trở lên;

- Cung cấp thông tin, tài liệu, sổ kế toán liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế theo thông báo của cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ 05 ngày làm việc trở lên.

Ngoài ra, tại khoản 2 Điều 14 và khoản 5 Điều 5 Nghị định 125/2020/NĐ-CP cũng quy định doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 10 triệu đồng khi thực hiện một trong các hành vi sau đây:

- Không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ, không chính xác các thông tin, tài liệu, chứng từ, hóa đơn, sổ kế toán liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế; cung cấp không đầy đủ, không chính xác số hiệu tài khoản, số dư tài khoản tiền gửi, tài khoản thanh toán cho cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu;

- Không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ, không đúng các chỉ tiêu, số liệu liên quan đến nghĩa vụ thuế phải đăng ký theo quy định nhưng không làm giảm nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nước;

- Không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ, không chính xác các thông tin, tài liệu liên quan đến tài khoản tiền gửi, tài khoản thanh toán tại tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà nước, công nợ bên thứ ba có liên quan khi được cơ quan thuế yêu cầu.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn buộc phải cung cấp lại thông tin với các hành vi nêu trên.
 
Học thêm kiến thức tại: AMIS Blog | MISA Academy

DIEU NGUYENTHI AI

Moderator
Thành viên BQT
Nhân viên MISA
II.4. Phương pháp tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2023

Thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm 2023 sẽ được tính như thế nào?


Căn cứ Điều 3 Thông tư 78/2014/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 1, Điều 2 Thông tư 96/2015/TT-BTC), phương pháp tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2023 được quy định như sau:

1. Công thức xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2023 (sau đây viết tắt thuế TNDN) phải nộp được xác định theo công thức sau:

Thuế TNDN phải nộp=(Thu nhập tính thuế-Phần trích lập quỹ KH&CN (nếu có))xThuế suất thuế TNDN
Trong đó:

- Thuế suất thuế TNDN: xem hướng dẫn chi tiết các xác định mức thuế suất TẠI ĐÂY.

- Phần trích lập quỹ KH&CN (nếu có): xem hướng dẫn chi tiết TẠI ĐÂY.

- Thu nhập tính thuế được xác định theo công thức sau:

Thu nhập tính thuế=Thu nhập chịu thuế- (Thu nhập được miễn thuế+Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định)

2. Kỳ tính thuế đối với thuế thu nhập doanh nghiệp
- Kỳ tính thuế được xác định theo năm dương lịch.

- Trường hợp doanh nghiệp áp dụng năm tài chính khác với năm dương lịch thì kỳ tính thuế xác định theo năm tài chính áp dụng.

- Kỳ tính thuế đầu tiên đối với doanh nghiệp mới thành lập và kỳ tính thuế cuối cùng đối với doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản được xác định phù hợp với kỳ kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần lưu ý:

+ Trường hợp kỳ tính thuế năm đầu tiên của doanh nghiệp mới thành lập kể từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư có thời gian ngắn hơn 03 tháng thì được cộng với kỳ tính thuế năm tiếp theo để hình thành một kỳ tính thuế TNDN.

+ Trường hợp kỳ tính thuế năm cuối cùng đối với doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản có thời gian ngắn hơn 03 tháng thì được cộng với kỳ tính thuế năm trước đó để hình thành một kỳ tính thuế TNDN.

Lưu ý: Kỳ tính thuế TNDN năm đầu tiên hoặc kỳ tính thuế TNDN năm cuối cùng không vượt quá 15 tháng.

3. Trường hợp tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo tỷ lệ % trên doanh thu
Doanh nghiệp kê khai, nộp thuế TNDN tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ trong trường hợp: Doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp có hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế TNDN mà doanh nghiệp chỉ xác định được doanh thu nhưng không xác định được chi phí, thu nhập của hoạt động kinh doanh.

Số thuế thu nhập doanh nghiệp trong trường hợp này được xác định theo công thức sau:

Thuế TNDN phải nộp=Doanh thuxTỷ lệ %
Trong đó:

- Xác định doanh thu của doanh nghiệp: xem hướng dẫn chi tiết TẠI ĐÂY.

- Tỷ lệ % trên doanh thu khi tính thuế TNDN được quy định như sau:

+ Đối với dịch vụ (bao gồm cả lãi tiền gửi, lãi tiền cho vay): 5%.

Riêng hoạt động giáo dục, y tế, biểu diễn nghệ thuật: 2%.

+ Đối với kinh doanh hàng hóa: 1%.

+ Đối với hoạt động khác: 2%.

Lưu ý:

- Doanh nghiệp có doanh thu, chi phí và thu nhập khác bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh doanh thu, chi phí, thu nhập khác bằng ngoại tệ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

- Đối với loại ngoại tệ không có tỷ giá hối đoái với đồng Việt Nam thì phải quy đổi thông qua một loại ngoại tệ có tỷ giá hối đoái với đồng Việt Nam.
 
Học thêm kiến thức tại: AMIS Blog | MISA Academy

DIEU NGUYENTHI AI

Moderator
Thành viên BQT
Nhân viên MISA
II.5. Trường hợp áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% năm 2023

Hiện nay, mức thuế suất ưu đãi 10% được áp dụng cho những trường hợp nào khi tính thuế TNDN ?


Thông thường doanh nghiệp chỉ đóng thuế thu nhập doanh nghiệp với mức là 20%. Bên cạnh mức thuế suất đó thì theo tôi được biết mức ưu đãi 10% vẫn được áp dụng. Vậy trong trường hợp nào doanh nghiệp được hưởng mức ưu đãi này?

Theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 6 Điều 13 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 7 Điều 1 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi năm 2013 và khoản 5, khoản 6 Điều 1 Luật sửa đổi các Luật về thuế 2014) thì các trường hợp áp dụng mức thuế suất thuế TNDN 10% được quy định như sau:

1. Trường hợp áp dụng mức thuế suất thuế TNDN 10% có thời hạn trong doanh nghiệp
Mức thuế suất thuế TNDN 10% trong thời gian mười lăm năm được áp dụng đối với những trường hợp sau:

(1) Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, khu kinh tế, khu công nghệ cao;

(2) Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới, bao gồm: nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; ứng dụng công nghệ cao thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển theo quy định của Luật công nghệ cao; ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; đầu tư mạo hiểm cho phát triển công nghệ cao thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển theo quy định của Luật Công nghệ cao 2008; đầu tư xây dựng - kinh doanh cơ sở ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng của Nhà nước theo quy định của pháp luật; sản xuất sản phẩm phần mềm; sản xuất vật liệu composit, các loại vật liệu xây dựng nhẹ, vật liệu quý hiếm; sản xuất năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, năng lượng từ việc tiêu hủy chất thải; phát triển công nghệ sinh học; bảo vệ môi trường;

(3) Thu nhập của doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy định của Luật Công nghệ cao 2008;

(4) Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới trong lĩnh vực sản xuất (trừ dự án sản xuất mặt hàng thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, dự án khai thác khoáng sản) đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:

- Dự án có quy mô vốn đầu tư tối thiểu sáu nghìn tỷ đồng, thực hiện giải ngân không quá ba năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đầu tư và có tổng doanh thu tối thiểu đạt mười nghìn tỷ đồng/năm, chậm nhất sáu ba năm kể từ năm có doanh thu;

- Dự án có quy mô vốn đầu tư tối thiểu sáu nghìn tỷ đồng, thực hiện giải ngân không quá ba năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đầu tư và sử dụng trên ba nghìn lao động.

(5) Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới sản xuất sản phẩm thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển đáp ứng một trong các tiêu chí sau:

- Sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho công nghệ cao theo quy định của Luật Công nghệ cao 2008;

- Sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho sản xuất sản phẩm các ngành: dệt - may; da - giầy; điện tử - tin học; sản xuất lắp ráp ô tô; cơ khí chế tạo mà các sản phẩm này tính đến ngày 01 tháng 01 năm 2015 trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất được nhưng phải đáp ứng được tiêu chuẩn kỹ thuật của Liên minh Châu Âu (EU) hoặc tương đương.

(6) Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư trong lĩnh vực sản xuất, trừ dự án sản xuất mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và dự án khai thác khoáng sản, có quy mô vốn đầu tư tối thiểu mười hai nghìn tỷ đồng, sử dụng công nghệ phải được thẩm định theo quy định của Luật Công nghệ cao 2008, Luật khoa học và công nghệ 2013, thực hiện giải ngân tổng vốn đầu tư đăng ký không quá 5 năm kể từ ngày được phép đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.

2. Trường hợp áp dụng mức thuế suất thuế TNDN 10% trong suốt thời gian doanh nghiệp hoạt động
Các trường hợp được áp dụng mức thuế suất thuế TNDN 10% trong suốt thời gian hoạt động cụ thể là:

(1) Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện hoạt động xã hội hoá trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao và môi trường;

(2) Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư - kinh doanh nhà ở xã hội để bán, cho thuê, cho thuê mua đối với các đối tượng được thuê nhà ở xã hội quy định tại Luật Nhà ở 2014;

(3) Thu nhập của doanh nghiệp từ: trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng; nuôi trồng nông, lâm, thủy sản ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; sản xuất, nhân và lai tạo giống cây trồng, vật nuôi; sản xuất, khai thác và tinh chế muối, trừ sản xuất muối quy định tại khoản 1 Điều 4 của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi các Luật về thuế 2014) đầu tư bảo quản nông sản sau thu hoạch, bảo quản nông sản, thủy sản và thực phẩm.

3. Cách xác định thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi thuế TNDN

Thời gian áp dụng mức thuế suất 10% trong doanh nghiệp được quy định cụ thể như sau:

- Đối với dự án đầu tư mới của doanh nghiệp được nêu trên tính từ năm đầu tiên dự án đầu tư mới của doanh nghiệp có doanh thu;

- Đối với doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được tính từ ngày được cấp giấy chứng nhận là doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao;

- Đối với dự án ứng dụng công nghệ cao được tính từ ngày được cấp giấy chứng nhận dự án ứng dụng công nghệ cao.
 
Học thêm kiến thức tại: AMIS Blog | MISA Academy

DIEU NGUYENTHI AI

Moderator
Thành viên BQT
Nhân viên MISA
II.6. Trường hợp áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 15% năm 2023

Có những ưu đãi nào về mức thuế suất đối với thuế thu nhập doanh nghiệp được áp dụng trong năm 2023?

1. Doanh nghiệp được hưởng những ưu đãi về thuế suất thuế TNDN năm 2023 nào?
1.1. Ưu đãi thuế suất thuế TNDN 10%
Xem chi tiết các trường hợp doanh nghiệp được hưởng ưu đãi thuế suất thuế TNDN 10% và thời gian hưởng TẠI ĐÂY.

1.2. Ưu đãi thuế suất thuế TNDN 15%
Căn cứ Điều 13 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 (được sửa đổi, bổ sung năm 2013, 2014), ưu đãi thuế suất thuế TNDN 15% sẽ được áp dụng đối với:

Thu nhập của doanh nghiệp trồng trọt, chăn nuôi, chế biến trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản không thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

1.3. Ưu đãi thuế suất thuế TNDN 17%
Xem chi tiết tại đây

2. Doanh nghiệp được kéo dài thời gian hưởng ưu đãi thuế suất thuế TNDN trong những trường hợp nào?
Thời gian hưởng ưu đãi thuế suất thuế TNDN nêu tại Mục 1 bên trên có thể kéo dài thêm trong các trường hợp sau:

- Đối với dự án cần đặc biệt thu hút đầu tư có quy mô lớn và công nghệ cao thì thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi có thể kéo dài thêm nhưng thời gian kéo dài thêm không quá 15 năm;

- Đối với dự án đầu tư trong lĩnh vực sản xuất, trừ dự án sản xuất mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và dự án khai thác khoáng sản, có quy mô vốn đầu tư tối thiểu 12.000 tỷ đồng, sử dụng công nghệ phải được thẩm định theo quy định của Luật công nghệ cao 2008, Luật khoa học và công nghệ 2013, thực hiện giải ngân tổng vốn đầu tư đăng ký không quá 5 năm kể từ ngày được phép đầu tư. Để được kéo dài thời gian hưởng ưu đãi thuế suất thì các dự án này phải đáp ứng một trong các tiêu chí sau:

- Sản xuất sản phẩm hàng hóa có khả năng cạnh tranh toàn cầu, doanh thu đạt trên 20.000 tỷ đồng/năm chậm nhất sau năm năm kể từ khi có doanh thu từ dự án đầu tư.

- Sử dụng thường xuyên trên 6.000 lao động.

- Dự án đầu tư thuộc lĩnh vực hạ tầng kinh tế kỹ thuật, bao gồm: đầu tư phát triển nhà máy nước, nhà máy điện, hệ thống cấp thoát nước, cầu, đường bộ, đường sắt, cảng hàng không, cảng biển, cảng sông, sân bay, nhà ga, năng lượng mới, năng lượng sạch, công nghiệp tiết kiệm năng lượng, dự án lọc hóa dầu.

Thủ tướng Chính phủ quyết định kéo dài thêm thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi nêu trên nhưng thời gian kéo dài thêm không quá 15 năm.

(Căn cứ khoản 8 Điều 1 Luật sửa đổi các Luật về thuế 2014).

3. Ưu đãi về thuế suất thuế TNDN đối với các dự án được hưởng ưu đãi và hỗ trợ đầu tư đặc biệt
Theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Luật Đầu tư 2020, các dự án được hưởng ưu đãi, hỗ trợ đặc biệt, bao gồm:

- Dự án đầu tư thành lập mới (bao gồm cả việc mở rộng dự án thành lập mới đó) các trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm nghiên cứu và phát triển có tổng vốn đầu tư từ 3.000 tỷ đồng trở lên, thực hiện giải ngân tối thiểu 1.000 tỷ đồng trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư; trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia được thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;

- Dự án đầu tư thuộc ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư có quy mô vốn đầu tư từ 30.000 tỷ đồng trở lên, thực hiện giải ngân tối thiểu 10.000 tỷ đồng trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư.

Ưu đãi về thuế suất thuế TNDN đối với các dự án nêu trên:

Thủ tướng Chính phủ quyết định áp dụng thuế suất ưu đãi giảm không quá 50% so với thuế suất ưu đãi 10% nêu tại Mục 1.1 bên trên; thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi không quá 1,5 lần so với thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi 10% (cụ thể là không quá 22,5 năm) và được kéo dài thêm không quá 15 năm và không vượt quá thời hạn của dự án đầu tư (căn cứ điểm a khoản 4 Điều 75 Luật Đầu tư 2020).
 
Học thêm kiến thức tại: AMIS Blog | MISA Academy

DIEU NGUYENTHI AI

Moderator
Thành viên BQT
Nhân viên MISA
II.7. Trường hợp áp dụng thuế suất thuế thuế thu nhập doanh nghiệp 17% năm 2023

Khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp, mức thuế suất ưu đãi 17% sẽ được áp dụng cho những trường hợp nào vào năm 2023?

1. Thuế suất thuế TNDN 17% áp dụng trong những trường hợp nào?
Căn cứ khoản 4 và khoản 5 Điều 19 Thông tư 78/2014/TT-BTC; trong năm 2023, doanh nghiệp sẽ được hưởng ưu đãi với mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 17% khi thuộc một trong các trường hợp sau:

(1) Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.

(2) Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới, bao gồm:

- Sản xuất thép cao cấp.

- Sản xuất sản phẩm tiết kiệm năng lượng.

- Sản xuất máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp.

- Sản xuất thiết bị tưới tiêu.

- Sản xuất, tinh chế thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản.

- Phát triển ngành nghề truyền thống (bao gồm xây dựng và phát triển các ngành nghề truyền thống về sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, chế biến nông sản thực phẩm, các sản phẩm văn hóa).

(3) Tổ chức tài chính vi mô được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng 2010.

Đối với Tổ chức tài chính vi mô thành lập mới tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn sau khi hết thời hạn áp dụng thuế suất 10% (quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 19 Thông tư 78/2013/TT-BTC) thì chuyển sang áp dụng mức thuế suất 17%.

2. Thời hạn áp dụng mức thuế suất thuế TNDN 17%
Ưu đãi về mức thuế suất thuế TNDN 17% sẽ được áp dụng trong thời hạn sau:

- Đối với thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn nêu tại trường hợp (1) Mục 1 bên trên: thời hạn áp dụng mức thuế suất ưu đãi 17% là mười năm (10 năm).

- Đối với thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới nêu tại trường hợp (2) Mục 1 nêu trên: thời hạn áp dụng mức thuế suất ưu đãi 17% là mười năm (10 năm).

- Đối với tổ chức tài chính vi mô: áp dụng mức thuế suất ưu đãi 17% trong suốt thời gian hoạt động.

Thời gian áp dụng mức thuế suất thuế TNDN ưu đãi 17% đối với thu nhập từ thực hiện dự án đầu tư mới được xác định như sau: Thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi được tính liên tục từ năm đầu tiên doanh nghiệp có doanh thu từ dự án đầu tư mới được hưởng ưu đãi thuế. (Căn cứ khoản 6 Điều 19 Thông tư 78/2014/TT-BTC).

3. Thủ tục thực hiện ưu đãi thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
Căn cứ theo Điều 22 Thông tư 78/2014/TT-BTC, thủ tục thực hiện ưu đãi về thuế thuế TNDN 17% được quy định như sau:

- Doanh nghiệp tự xác định các điều kiện ưu đãi thuế, mức thuế suất ưu đãi, thời gian hưởng ưu đãi để tự kê khai và tự quyết toán thuế với cơ quan thuế.

- Cơ quan thuế khi kiểm tra, thanh tra đối với doanh nghiệp sẽ kiểm tra các điều kiện được hưởng ưu đãi thuế, mức thuế suất thuế TNDN ưu đãi mà doanh nghiệp được hưởng theo đúng điều kiện thực tế mà doanh nghiệp đáp ứng được.

- Trường hợp doanh nghiệp không đảm bảo các điều kiện để áp dụng thuế suất ưu đãi và thời gian hưởng ưu đãi thì cơ quan thuế xử lý truy thu thuế và xử phạt vi phạm hành chính về thuế theo quy định.
 
Học thêm kiến thức tại: AMIS Blog | MISA Academy

DIEU NGUYENTHI AI

Moderator
Thành viên BQT
Nhân viên MISA
II.8. Trường hợp được ưu đãi về thời gian miễn thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2023


1. Các trường hợp được hưởng ưu đãi về thời gian miễn thuế, giảm thuế
Theo quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều 16 Nghị định 218/2013/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 16 Điều 1 Nghị định 12/2015/NĐ-CP và khoản 6 Điều 1 Nghị định 91/2014/NĐ-CP) thì ưu đãi về thời gian miễn thuế, giảm thuế TNDN gồm 03 chế độ; cụ thể như sau:

1.1. Miễn thuế 04 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 09 năm tiếp theo
Doanh nghiệp được miễn thuế 04 năm, giảm 50% số thuế TNDN phải nộp trong 09 năm tiếp theo đối với:

- Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư được áp dụng ưu đãi thuế suất 10% trong thời hạn 15 năm theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định 218/2013/NĐ-CP.


- Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới trong lĩnh vực xã hội hóa thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 218/2013/NĐ-CP.

Lưu ý: Hiện tại, Phụ lục này tại Nghị định 218/2013/NĐ-CP đã bị bãi bỏ, cơ quan thuế đang áp dụng theo Danh mục địa bàn ưu đãi đầu tư quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 31/2021/NĐ-CP để xác định địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn.

1.2. Miễn thuế 04 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 05 năm tiếp theo
Doanh nghiệp được miễn thuế 4 năm, giảm 50% số thuế TNDN phải nộp trong 5 năm tiếp theo đối với thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới trong lĩnh vực xã hội hóa tại địa bàn không thuộc danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn quy định tại Danh mục địa bàn ưu đãi đầu tư quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 31/2021/NĐ-CP.

1.3. Miễn thuế 02 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 04 năm tiếp theo
Doanh nghiệp được miễn thuế 2 năm và giảm 50% số thuế TNDN phải nộp trong 4 năm tiếp theo đối với:

- Thu nhập từ thực hiện dự án đầu tư mới được áp dụng thuế suất ưu đãi 17% trong thời gian 10 năm.


- Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới tại Khu công nghiệp (trừ Khu công nghiệp nằm trên địa bàn có điều kiện – kinh tế xã hội thuận lợi).

Địa bàn có điều kiện - kinh tế xã hội thuận lợi nêu trên là các quận nội thành của đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I trực thuộc trung ương và các đô thị loại I trực thuộc tỉnh, không bao gồm các quận của đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I trực thuộc trung ương và các đô thị loại I trực thuộc tỉnh mới được thành lập từ huyện kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2009; trường hợp khu công nghiệp nằm trên cả địa bàn thuận lợi và địa bàn không thuận lợi thì việc xác định ưu đãi thuế đối với khu công nghiệp căn cứ vào vị trí thực tế của dự án đầu tư trên thực địa.

2. Cách xác định thời gian được hưởng ưu đãi về miễn thuế, giảm thuế TNDN
Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 16 Nghị định 218/2013/NĐ-CP thì thời gian miễn thuế, giảm thuế được tính liên tục từ năm đầu tiên có thu nhập chịu thuế từ dự án đầu tư mới được hưởng ưu đãi thuế, trường hợp không có thu nhập chịu thuế trong ba năm đầu, kể từ năm đầu tiên có doanh thu từ dự án đầu tư mới thì thời gian miễn thuế, giảm thuế được tính từ năm thứ tư. Thời gian miễn thuế, giảm thuế đối với doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Mục 1.1 nêu trên được tính từ thời điểm được công nhận là doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Trường hợp trong kỳ tính thuế đầu tiên mà dự án đầu tư mới của doanh nghiệp có thời gian hoạt động sản xuất, kinh doanh được miễn thuế, giảm thuế dưới 12 tháng, doanh nghiệp được lựa chọn hưởng miễn thuế, giảm thuế đối với dự án đầu tư mới ngay kỳ tính thuế đó hoặc đăng ký với cơ quan thuế thời gian bắt đầu được miễn thuế, giảm thuế từ kỳ tính thuế tiếp theo.
 
Học thêm kiến thức tại: AMIS Blog | MISA Academy

DIEU NGUYENTHI AI

Moderator
Thành viên BQT
Nhân viên MISA
II.9. Điều kiện áp dụng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2023

Năm 2023, doanh nghiệp cần đáp ứng điều kiện nào để được áp dụng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp?

1. Điều kiện để doanh nghiệp được áp dụng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp
Hiện nay, điều kiện để doanh nghiệp được áp dụng ưu đãi thuế TNDN được quy định tại Điều 18 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 và được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 12 Điều 1 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi năm 2013 cụ thể:

Điều 1
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp:
...
12. Điều 18 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 18. Điều kiện áp dụng ưu đãi thuế
1. Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp quy định tại các điều 13, 14, 15, 16 và 17 của Luật này áp dụng đối với doanh nghiệp thực hiện chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ và nộp thuế theo kê khai.
Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo diện dự án đầu tư mới quy định tại Điều 13 và Điều 14 của Luật này không áp dụng đối với các trường hợp chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi hình thức doanh nghiệp, chuyển đổi sở hữu và trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
2. Doanh nghiệp phải hạch toán riêng thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh được ưu đãi thuế quy định tại Điều 13 và Điều 14 của Luật này với thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh không được ưu đãi thuế; trường hợp không hạch toán riêng được thì thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh được ưu đãi thuế được xác định theo tỷ lệ giữa doanh thu của hoạt động sản xuất, kinh doanh được ưu đãi thuế trên tổng doanh thu của doanh nghiệp.
3. Thuế suất 20% quy định tại khoản 2 Điều 10 và quy định về ưu đãi thuế tại khoản 1 và khoản 4 Điều 4, Điều 13 và Điều 14 của Luật này không áp dụng đối với:
a) Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng quyền góp vốn; thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, trừ nhà ở xã hội quy định tại Điều 13 của Luật này; thu nhập từ chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác khoáng sản; thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh ở ngoài Việt Nam;
b) Thu nhập từ hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu, khí, tài nguyên quý hiếm khác và thu nhập từ hoạt động khai thác khoáng sản;
c) Thu nhập từ kinh doanh dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt;
d) Trường hợp khác theo quy định của Chính phủ.
Như vậy, theo quy định nêu trên để được hưởng chế độ ưu đãi thuế TNDN năm 2023, doanh nghiệp cần đáp ứng những điều kiện sau:

- Đối với các loại ưu đãi về thuế suất; ưu đãi về thời gian miễn thuế, giảm thuế; các trường hợp giảm thuế khác; chuyển lỗ; và trích lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp: doanh nghiệp thực hiện chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ và nộp thuế theo kê khai.

- Đối với ưu đãi thuế suất 20%, doanh nghiệp phải đáp ứng điều kiện không thuộc các trường hợp: (i) Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng quyền góp vốn; thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, trừ nhà ở xã hội; thu nhập từ chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác khoáng sản; thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh ở ngoài Việt Nam; (ii) Thu nhập từ hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu, khí, tài nguyên quý hiếm khác và thu nhập từ hoạt động khai thác khoáng sản; (iii) Thu nhập từ kinh doanh dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt; và (iv) Trường hợp khác theo quy định của Chính phủ.

Lưu ý: Trong cùng một thời gian, nếu doanh nghiệp được hưởng nhiều mức ưu đãi thuế khác nhau đối với cùng một khoản thu nhập thì doanh nghiệp được lựa chọn áp dụng mức ưu đãi thuế có lợi nhất.

2. Mức ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2023
- Đối với mức ưu đãi thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp được quy định tại Điều 13 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 được sửa đổi, bổ sung năm 2013; Điều 15 Nghị định 218/2013/NĐ-CP và Điều 1 Nghị định 12/2015/NĐ-CP; cụ thể tùy thuộc vào các nhóm đối tượng mà được hưởng mức ưu đãi thuế suất khác nhau

- Đối với mức ưu đãi về thời gian miễn thuế, giảm thuế thuế thu nhập doanh nghiệp được quy định cụ thể tại Điều 14 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008, đã được sửa đổi, bổ sung năm 2013; và Điều 16 Nghị định 218/2013/NĐ-CP.
3. Một số lưu ý khi áp dụng chế độ ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp
- Đối với mức ưu đãi thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp:

+ Thời gian áp dụng của thuế suất ưu đãi có thể được kéo dài nhưng không quá 15 năm;

+ Thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi được tính từ năm đầu tiên dự án đầu tư mới của doanh nghiệp có doanh thu; đối với doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được tính từ ngày được cấp giấy chứng nhận là doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; đối với dự án ứng dụng công nghệ cao được tính từ ngày được cấp giấy chứng nhận dự án ứng dụng công nghệ cao.

- Đối với mức ưu đãi về thời gian miễn thuế, giảm thuế thuế thu nhập doanh nghiệp:

+ Thời gian miễn thuế, giảm thuế đối với thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới được tính từ năm đầu tiên có thu nhập chịu thuế từ dự án đầu tư, trường hợp không có thu nhập chịu thuế trong 03 năm đầu, kể từ năm đầu tiên có doanh thu từ dự án thì thời gian miễn thuế, giảm thuế được tính từ năm thứ tư (Theo khoản 3 Điều 14 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008, đã được sửa đổi, bổ sung năm 2013).

Thời gian miễn thuế, giảm thuế đối với doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được tính từ ngày được cấp giấy chứng nhận là doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (Theo khoản 3 Điều 14 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008, đã được sửa đổi, bổ sung năm 2013).
 
Học thêm kiến thức tại: AMIS Blog | MISA Academy

DIEU NGUYENTHI AI

Moderator
Thành viên BQT
Nhân viên MISA
II.10. Các trường hợp doanh nghiệp được chuyển lỗ năm 2023

1. Doanh nghiệp làm ăn thua lỗ thì có phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 218/2013/NĐ-CP thì lỗ phát sinh trong kỳ tính thuế là số chênh lệch âm (-) về thu nhập tính thuế chưa bao gồm các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước chuyển sang được xác định theo công thức quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 218/2013/NĐ-CP.

Điều này có nghĩa là thu nhập tính thuế của năm phát sinh âm thì năm đó lỗ và doanh nghiệp không phải nộp thuế trong trường hợp này.

2. Các trường hợp chuyển lỗ theo quy định của pháp luật
2.1. Trường hợp chuyển lỗ giữa các năm
Tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 78/2014/TT-BTC có quy định doanh nghiệp sau khi quyết toán thuế mà bị lỗ thì chuyển toàn bộ và liên tục số lỗ vào thu nhập (thu nhập chịu thuế đã trừ thu nhập miễn thuế) của những năm tiếp theo.

Thời gian chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.

Doanh nghiệp tạm thời chuyển lỗ vào thu nhập của các quý của năm sau khi lập tờ khai tạm nộp quý và chuyển chính thức vào năm sau khi lập tờ khai quyết toán thuế năm.

2.2. Trường hợp chuyển lỗ giữa các quý trong cùng một năm tài chính
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 78/2014/TT-BTC thì doanh nghiệp có số lỗ giữa các quý trong cùng một năm tài chính thì được bù trừ số lỗ của quý trước vào các quý tiếp theo của năm tài chính đó. Khi quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, doanh nghiệp xác định số lỗ của cả năm và chuyển toàn bộ và liên tục số lỗ vào thu nhập chịu thuế của những năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.

Lưu ý trường hợp chuyển lỗ giữa các năm và trường hợp chuyển lỗ giữa các quý trong cùng một năm tài chính:

Doanh nghiệp tự xác định số lỗ được trừ vào thu nhập theo nguyên tắc nêu trên. Trường hợp trong thời gian chuyển lỗ có phát sinh tiếp số lỗ thì số lỗ phát sinh này (không bao gồm số lỗ của kỳ trước chuyển sang) sẽ được chuyển lỗ toàn bộ và liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.

Trường hợp cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp xác định số lỗ doanh nghiệp được chuyển khác với số lỗ do doanh nghiệp tự xác định thì số lỗ được chuyển xác định theo kết luận của cơ quan kiểm tra, thanh tra nhưng đảm bảo chuyển lỗ toàn bộ và liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ theo quy định.

Quá thời hạn 5 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ, nếu số lỗ phát sinh chưa chuyển hết thì sẽ không được chuyển vào thu nhập của các năm tiếp sau.

(Khoản 2 Điều 9 Thông tư 78/2014/TT-BTC)

2.3. Chuyển lỗ trong trường hợp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể, phá sản
Theo quy định tại Điều 7 Thông tư 96/2015/TT-BTC thì doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản phải thực hiện quyết toán thuế với cơ quan thuế đến thời điểm có quyết định chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản của cơ quan có thẩm quyền (trừ trường hợp không phải quyết toán thuế theo quy định).

Số lỗ của doanh nghiệp phát sinh trước khi chuyển đổi, sáp nhập, hợp nhất phải được theo dõi chi tiết theo năm phát sinh và bù trừ vào thu nhập cùng năm của doanh nghiệp sau khi chuyển đổi, sáp nhập, hợp nhất hoặc được tiếp tục chuyển vào thu nhập của các năm tiếp theo của doanh nghiệp sau khi chuyển đổi, sáp nhập, hợp nhất để đảm bảo nguyên tắc chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.

Số lỗ của doanh nghiệp phát sinh trước khi chia, tách thành doanh nghiệp khác và đang còn trong thời gian chuyển lỗ theo quy định thì số lỗ này sẽ được phân bổ cho các doanh nghiệp sau khi chia, tách theo tỷ lệ vốn chủ sở hữu được chia, tách.

2.4. Chuyển lỗ trong trường hợp doanh nghiệp trong kỳ tính thuế có các hoạt động chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia thực hiện dự án đầu tư
Tại khoản 3 Điều 7 Nghị định 218/2013/NĐ-CP có quy định lỗ từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư (trừ dự án thăm dò, khai thác khoáng sản) sau khi đã thực hiện bù trừ với thu nhập chịu thuế của hoạt động này hoặc bù lỗ theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 218/2013/NĐ-CP nếu còn lỗ và doanh nghiệp có lỗ từ hoạt động chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác khoáng sản được chuyển lỗ sang năm sau vào thu nhập tính thuế của hoạt động đó, thời gian chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.
 
Học thêm kiến thức tại: AMIS Blog | MISA Academy

DIEU NGUYENTHI AI

Moderator
Thành viên BQT
Nhân viên MISA
II.11. Trích lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp năm 2023

Năm 2023, việc trích lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp được quy định như thế nào?

1. Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp là gì?
Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp là quỹ do doanh nghiệp xây dựng để thực hiện cho việc đầu tư nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của doanh nghiệp tại Việt Nam (ví dụ: xây dựng phòng thí nghiệm, máy móc trang thiết bị phục vụ cho nghiên cứu và phát triển, mua bản quyền công nghệ, kiểu dáng công nghiệp...). Các khoản chi của Quỹ chỉ được cơ quan thuế chấp nhận khi sử dụng vào đúng mục đích nêu trên và phải có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp.

Bên cạnh đó, theo Điều 63 Luật Khoa học và công nghệ 2013 cũng quy định khuyến khích doanh nghiệp ngoài nhà nước thành lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của mình hoặc đóng góp vào Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của ngành, địa phương và được hưởng quyền lợi theo quy định của Quỹ.

Đối với doanh nghiệp nhà nước cũng phải trích một tỷ lệ tối thiểu thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp để lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp có quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc quản lý, sử dụng quỹ đúng mục đích thành lập quỹ và thông báo việc thành lập quỹ cho cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ địa phương nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp.

2. Doanh nghiệp trích lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ như thế nào trong năm 2023?
Hiện nay, quy định về việc trích lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ được quy định tại Điều 17 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 và được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 11 Điều 1 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi năm 2013 như sau:

Điều 1
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp:
...
11. Khoản 1 Điều 17 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam được trích tối đa 10% thu nhập tính thuế hàng năm để lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp. Riêng doanh nghiệp nhà nước, ngoài việc thực hiện trích Quỹ phát triển khoa học và công nghệ theo quy định của Luật này còn phải bảo đảm tỷ lệ trích Quỹ phát triển khoa học và công nghệ tối thiểu theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ.
Như vậy, đối với doanh nghiệp ngoài nhà nước sẽ trích tối đa 10% thu nhập tính thuế hàng năm để lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp.

Đối với doanh nghiệp nhà nước thì phải trích một tỷ lệ tối thiểu thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp để lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp. Trong đó, tỷ lệ trích thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp để thành lập quỹ và cơ chế quản lý, sử dụng quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp nhà nước do Chính phủ quy định cụ thể.

3. Một số lưu ý về việc trích lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ năm 2023
Căn cứ Điều 17 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 quy định một số lưu ý khi trích lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ như sau:

- Trong thời hạn 05 năm, kể từ khi trích lập, nếu Quỹ phát triển khoa học và công nghệ không được sử dụng hoặc sử dụng không hết 70% hoặc sử dụng không đúng mục đích thì doanh nghiệp phải nộp ngân sách nhà nước phần thuế thu nhập doanh nghiệp tính trên khoản thu nhập đã trích lập quỹ mà không sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích và phần lãi phát sinh từ số thuế thu nhập doanh nghiệp đó. Trong đó:

+ Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp dùng để tính số thuế thu hồi là thuế suất áp dụng cho doanh nghiệp trong thời gian trích lập quỹ.

+ Lãi suất tính lãi đối với số thuế thu hồi tính trên phần quỹ không sử dụng hết là lãi suất trái phiếu kho bạc loại kỳ hạn một năm áp dụng tại thời điểm thu hồi và thời gian tính lãi là hai năm.

+ Lãi suất tính lãi đối với số thuế thu hồi tính trên phần quỹ sử dụng sai mục đích là lãi phạt chậm nộp theo quy định của Luật Quản lý thuế 2019 và thời gian tính lãi là khoảng thời gian kể từ khi trích lập quỹ đến khi thu hồi.

- Doanh nghiệp không được hạch toán các khoản chi từ Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế.

- Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp chỉ được sử dụng cho đầu tư khoa học và công nghệ tại Việt Nam.
 
Học thêm kiến thức tại: AMIS Blog | MISA Academy

DIEU NGUYENTHI AI

Moderator
Thành viên BQT
Nhân viên MISA
II.12. Các khoản được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2023


Trong năm 2023, những khoản thu nhập nào của doanh nghiệp được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp?

1. Các khoản thu nhập nào được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp từ năm 2023?
Theo quy định tại Điều 4 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 (được sửa đổi bổ sung năm 2013, 2014), doanh nghiệp được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2023 đối với các khoản thu nhập sau:

(1) Thu nhập của doanh nghiệp từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, chế biến nông sản, thủy sản ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; thu nhập từ hoạt động đánh bắt hải sản.

(2) Thu nhập từ việc thực hiện dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ nông nghiệp.

(3) Thu nhập từ việc thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, sản phẩm đang trong thời kỳ sản xuất thử nghiệm, sản phẩm làm ra từ công nghệ mới lần đầu áp dụng tại Việt Nam.

(4) Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp có từ 30% số lao động bình quân trong năm trở lên là người khuyết tật, người sau cai nghiện, người nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) và có số lao động bình quân trong năm từ 20 người trở lên, không bao gồm doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính, kinh doanh bất động sản.

(5) Thu nhập từ hoạt động dạy nghề dành riêng cho người dân tộc thiểu số, người tàn tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đối tượng tệ nạn xã hội.

(6) Thu nhập được chia từ hoạt động góp vốn, liên doanh, liên kết với doanh nghiệp trong nước, sau khi đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.

(7) Khoản tài trợ nhận được để sử dụng cho hoạt động giáo dục, nghiên cứu khoa học, văn hóa, nghệ thuật, từ thiện, nhân đạo và hoạt động xã hội khác tại Việt Nam.

(8) Thu nhập từ chuyển nhượng chứng chỉ giảm phát thải (CERs) của doanh nghiệp được cấp chứng chỉ giảm phát thải.

(9) Thu nhập từ chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực ưu tiên chuyển giao cho tổ chức, cá nhân ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

2. Thu nhập cần đáp ứng những điều kiện nào để được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp
Căn cứ Điều 8 Thông tư 78/2014/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 96/2015/TT-BTC, Thông tư 151/2014/TT-BTC), một số khoản thu nhập nêu tại Mục 1 bên trên được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp từ năm 2023 phải đáp ứng các điều kiện sau:

2.1. Đối với trường hợp (1)
Thu nhập của sản phẩm, hàng hóa chế biến từ nông sản, thủy sản được miễn thuế phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:

- Tỷ lệ giá trị nguyên vật liệu là nông sản, thủy sản trên chi phí sản xuất hàng hóa, sản phẩm (giá thành sản xuất hàng hóa, sản phẩm) từ 30% trở lên.

- Sản phẩm, hàng hóa từ chế biến nông sản, thủy sản không thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, trừ trường hợp do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề xuất của Bộ Tài chính.

- Doanh nghiệp phải xác định riêng thu nhập sản phẩm, hàng hóa chế biến từ nông sản, thủy sản.

2.2. Đối với trường hợp (3)
Thu nhập từ việc thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được miễn thuế phải đảm bảo các điều kiện sau:

- Có chứng nhận đăng ký hoạt động nghiên cứu khoa học;

- Được cơ quan quản lý Nhà nước về khoa học có thẩm quyền xác nhận là hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.

Thu nhập từ doanh thu bán sản phẩm làm ra từ công nghệ mới lần đầu tiên được áp dụng tại Việt Nam được miễn thuế phải đảm bảo công nghệ mới lần đầu tiên áp dụng tại Việt Nam được cơ quan quản lý Nhà nước về khoa học có thẩm quyền xác nhận.

2.3. Đối với trường hợp (4)
Doanh nghiệp có thu nhập được miễn thuế trong trường hợp này phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

- Đối với doanh nghiệp có sử dụng lao động là người khuyết tật (bao gồm cả thương binh, bệnh binh) phải có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền về số lao động là người khuyết tật.

- Đối với doanh nghiệp có sử dụng lao động là người sau cai nghiện ma túy phải có giấy chứng nhận hoàn thành cai nghiện của các cơ sở cai nghiện hoặc xác nhận của cơ quan có thẩm quyền liên quan.

- Đối với doanh nghiệp có sử dụng lao động là người nhiễm HIV phải có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền về số lao động là người nhiễm HIV.

2.4. Đối với trường hợp (5)
Thu nhập từ hoạt động dạy nghề được miễn thuế phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

- Cơ sở dạy nghề được thành lập và hoạt động theo quy định của các văn bản hướng dẫn về dạy nghề.

- Có danh sách các học viên là người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đối tượng tệ nạn xã hội, người đang cai nghiện, người sau cai nghiện, người nhiễm HIV/AIDS.

2.5. Đối với trường hợp (7)
Doanh nghiệp nhận tài trợ phải được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, thực hiện đúng quy định của pháp luật về kế toán thống kê.

2.6. Đối với trường hợp (8)
Thu nhập từ chuyển nhượng chứng chỉ giảm phát thải (CERs) được miễn thuế phải đảm bảo khi bán hoặc chuyển nhượng chứng chỉ giảm phát thải (CERs) phải được cơ quan có thẩm quyền về môi trường xác nhận theo quy định.
 
Học thêm kiến thức tại: AMIS Blog | MISA Academy

DIEU NGUYENTHI AI

Moderator
Thành viên BQT
Nhân viên MISA
II.13. Các trường hợp được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2023

Năm 2023, doanh nghiệp có người lao động là người dân tộc thiểu số có thuộc trường hợp được giảm thuế TNDN không?

Theo quy định tại Điều 17 Nghị định 218/2013/NĐ-CP (được hướng dẫn chi tiết tại Điều 21 Thông tư 78/2014/TT-BTC), ngoài những trường hợp được miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, doanh nghiệp còn được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2023 (sau đây viết tắt là thuế TNDN) trong những trường hợp sau:

1. Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất trong lĩnh vực sản xuất, xây dựng, vận tải sử dụng từ 10 đến 100 lao động nữ

Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, xây dựng, vận tải sử dụng từ 10 đến 100 lao động nữ mà số lao động nữ chiếm trên 50% tổng số lao động có mặt thường xuyên hoặc sử dụng thường xuyên trên 100 lao động nữ mà số lao động nữ chiếm trên 30% tổng số lao động có mặt thường xuyên của doanh nghiệp được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tương ứng với số tiền thực tế chi thêm cho lao động nữ nếu hoạch toán riêng được, bao gồm:

(1) Chi cho công tác đào tạo lại nghề cho lao động nữ trong trường hợp nghề cũ không còn phù hợp phải chuyển đổi sang nghề khác theo quy hoạch phát triển của doanh nghiệp.

Khoản chi này bao gồm: học phí (nếu có) + chênh lệch tiền lương ngạch bậc (đảm bảo 100% lương cho người đi học).


(2) Chi phí tiền lương và phụ cấp (nếu có) cho giáo viên dạy ở nhà trẻ, mẫu giáo do doanh nghiệp tổ chức và quản lý.

(3) Chi phí tổ chức khám sức khỏe thêm trong năm như khám bệnh nghề nghiệp, mãn tính hoặc phụ khoa cho nữ công nhân viên.

(4) Chi bồi dưỡng cho lao động nữ sau khi sinh con lần thứ nhất hoặc lần thứ hai.

(5) Phụ cấp làm thêm giờ cho lao động nữ trong trường hợp vì lý do khách quan người lao động nữ không nghỉ sau khi sinh con, nghỉ cho con bú mà ở lại làm việc cho doanh nghiệp được trả theo chế độ hiện hành; kể cả trường hợp trả lương theo sản phẩm mà lao động nữ vẫn làm việc trong thời gian không nghỉ theo chế độ.

(Theo quy định tại tiết a điểm 2.9 Khoản 2 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC đã được sửa đổi bởi Thông tư 96/2015/TT-BTC).

2. Doanh nghiệp sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số

Người lao động làm việc trong doanh nghiệp là người dân tộc thiểu số thì doanh nghiệp được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tương ứng với số tiền thực tế chi thêm cho lao động là người dân tộc thiểu số nếu hoạch toán riêng được, bao gồm:

(1) Học phí đi học (nếu có) cộng chênh lệch tiền lương ngạch bậc (đảm bảo 100% lương cho người đi học).

(2) Tiền hỗ trợ về nhà ở, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người dân tộc thiểu số trong trường hợp chưa được Nhà nước hỗ trợ theo chế độ quy định.

(Theo quy định tại tiết b điểm 2.9 Khoản 2 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC đã được sửa đổi bởi Thông tư 96/2015/TT-BTC).


3. Doanh nghiệp thực hiện chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực ưu tiên chuyển giao cho các tổ chức, cá nhân thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn

Những doanh nghiệp hoạt động về các lĩnh vực này sẽ được giảm 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tính trên trên phần thu nhập từ chuyển giao công nghệ.

Như vậy, đối với trường hợp nêu trên thì doanh nghiệp của anh được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp do doanh nghiệp có sử dụng người lao động là người dân tộc thiểu số. Số thuế thu nhập doanh nghiệp được giảm tương ứng với số tiền thực tế chi thêm được nêu tại các khoản (1), (2) tại Mục 2 bên trên cho người lao động là người dân tộc thiểu số đang làm việc tại doanh nghiệp.
 
Học thêm kiến thức tại: AMIS Blog | MISA Academy
Trạng thái
Không mở trả lời sau này.
Top