40 LƯU Ý KHI LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH, QUYẾT TOÁN NĂM 2020

Vũ Xuân Quỳnh

Moderator
Nhân viên MISA
THAM GIA NGAY (1).png

Trong MÙA QUYẾT TOÁN, mời Anh/Chị cùng tham vào Cộng đồng hỗ trợ MISA để được nhận nhiều tài liệu, bí quyết, hướng dẫn lập báo cáo tài chính và giao lưu, học hỏi với nhiều Kế toán có kinh nghiệm. Đặc biệc, MISA có giải đáp miễn phí hỗ trợ phần mềm MISA tại đây.



A. Một số vấn đề lưu ý khi lập báo cáo tài chính, quyết toán thuế TNDN, TNCN năm 2020 nói chung:


1. Ghi nhận lệ phí môn bài đầu năm tài chính



a) Ghi nhận lệ phí môn bài phải nộp


Nợ TK 6422/6425 Có TK 3338/3339


b) Chi tiền nộp thuế môn bài


Nợ 3338/3339 Có 111/112


2. Kết chuyển lợi nhuận chưa phân phối đầu năm


a) Trường hợp có lãi ghi:


Nợ TK 4212 Có TK 4211


b) Trường hợp lỗ ghi:


Nợ TK 4211 Có TK 4212


3. Tính và nộp thuế TNDN tạm tính --> hạch toán


a) Căn cứ số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp vào Ngân sách Nhà nước hàng quý theo quy định


Nợ TK 8211 Có TK 3334


b) Khi nộp tiền thuế thu nhập doanh nghiệp vào NSNN, ghi:


Nợ TK 3334 Có TK 111, 112,. . .


c) Cuối năm, khi xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm tài chính:


- Nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp nhỏ hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp hàng quý trong năm, thì số chênh lệch ghi:


Nợ TK 3334 Có TK 8211


- Nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp lớn hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp hàng quý trong năm, thì số chênh lệch phải nộp thiếu, ghi:


Nợ TK 8211 Có TK 3334


- Khi thực nộp số chênh lệch thiếu về thuế thu nhập doanh nghiệp vào Ngân sách Nhà nước, ghi:


Nợ TK 3334 Có các TK 111, 112


4. Nguồn tiền mặt : Thường các chủ DN bỏ tiền tùi để mua hàng, trả chi phí nhưng không có giấy tờ gì nên quỹ thiếu hụt --> hợp đồng mượn tiền của Sếp để bù đắp vào, không được tự ý làm giảm nguồn tiền mặt với bất cứ lý do gì nếu như nó không phục vụ sản xuất kinh doanh.


5. Tiền ngân hàng : Có bao nhiêu tài khoản ngân hàng thì nhớ lấy bấy nhiêu sổ phu về để đối chiếu, kể cả các tài khoản không có phát sinh. Tài khoản ngân hàng trên báo cáo tài chính không bao giờ âm, khi có nghiệp vụ thấu chi thì mình coi như là đang vay ngân hàng.


6. Thuế GTGT khấu trừ: Kiểm trả xem số dư ở chỉ tiêu 43 trên tờ khai thuế GTGT tháng 12/2020 hoặc quý 04/2020 so với số dư ở TK 1331 như thế nào?


- Thông thường nếu hóa đơn tháng/ quý nào khai tháng/quý đó thì kết quả nó bằng nhau


- Ngược lại hóa đơn mua vào khai không đúng tháng/quý --> số dư nợ TK 1331 sẽ lớn hơn hoặc bằng số dư ở chỉ tiêu 43


7. Công nợ phải thu: Làm biên bản đối chiếu công nợ phải thu với khách hàng đến hết ngày 31/12/2020 và xem lại các khoản đã thu bên Có TK 131 có phải xuất hóa đơn theo luật định hay không?


8. Công nợ phải trả: Làm biên bản đối chiếu công nợ phải trả với nhà cung cấp đến hết ngày 31/12/2020 và xem lại các khoản còn nợ bên Có TK 331 có hợp đồng trả chậm theo quy định hay chưa?


9. Tiền tạm ứng : kiểm tra đồi chiếu để hoàn ứng nếu ứng mà chưa xài hết.


10. Hàng tồn kho:


- Kiểm tra hàng nhập đã ok chưa?


- Xuất hàng đã tính giá xuất kho chưa?


- Tuyệt đối không để xuất quá số lượng hàng tồn kho hiện có.


- Lập dự phòng gì không?


11. Phân bổ chi phí trả trước:


- Đã phân bổ chưa?


- Loại chi phí nào hợp lý? chi phí nào không hợp lý?


12. Tài sản cố định:


- Đã khấu hao chưa?


- Chi phí khấu hao nào hợp lý? chi phí nào chưa hợp lý


13. Thuế phải nộp: Lên thuế xin tình hình thuế năm 2020 để về đối chiếu cho nhanh


- Lệ phí môn bài? hạch toán chi phí và đóng tiền chưa?


- Thuế GTGT? Căn cứ khai báo, chứng từ nộp thuế và hạch toán để xem đúng chưa?


- Thuế TNCN? Thuế TNCN nhớ làm quyết toán năm để có số chính xác khi lên BCTC.


- Thuế TNDN? Thuế TNDN lưu ý các bút toán Nợ 8211 Có 3334, Nợ 3334 Có 8211 khi có phát sinh nộp hằng quý, cuối năm


- Thuế khác?


14. Lương, BHXH, BHYT, BHTN, CPCĐ, thuế TNCN


- Hạch toán lương chưa?


- đã trích các khoản theo lương chưa?


- đối chiếu với cơ quan bảo hiểm đã ok chưa?


15. Các khoản tiền vay, mượn : kiểm tra lại kỹ để hoàn trả


16. Doanh thu: Doanh thu nào chịu thuế TNDN? doanh thu nào không?


- Doanh thu bán hàng?


- Doanh thu tài chính?


- Doanh thu khác?


17. Giá vốn: Giá vốn được trừ và giá vốn không được trừ?


- Căn cứ để tính giá thành là gì? có vượt định mức cho phép không?


- Đã hạch toán, tập hợp, kết chuyển giá vốn chưa?


18. Chi phí bán hàng: Chi phí nào hợp lý? chi phí nào không hợp lý? Hồ sơ đầy đủ hay chưa?


19. Chi phí quản lý doanh nghiệp: Chi phí nào hợp lý? chi phí nào không hợp lý? Hồ sơ đầy đủ hay chưa?


20. Chi phí lãi vay: Chi phí nào hợp lý? chi phí nào không hợp lý? Hồ sơ đầy đủ hay chưa? Có bị khống chế vì thuộc trường hợp giao dịch liên kết hay không? bị khống chế 30% đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết.


21. Chi phí khác: Chi phí nào hợp lý? chi phí nào không hợp lý? Hồ sơ đầy đủ hay chưa?


22. Kết chuyển doanh thu: Toàn bộ các tài khoản doanh thu, thu nhập 511, 515, 711…kết chuyển sang 911, tài khoản doanh thu không còn số dư cuối kỳ.


23. Kết chuyển chi phí: Toàn bộ các tài khoản chi phí 641, 642, 635, 811…kết chuyển sang 911, tài khoản chi phí không còn số dư cuối kỳ.


24. Kết chuyển giá vốn: Tài khoản giá vốn 632 kết chuyển sang 911, tài khoản giá vốn không còn số dư cuối kỳ.


25. Lập quyết toán thuế TNDN --> xác định số thuế phải nộp, lưu ý năm nay giảm 30% thuế TNDN phải nộp đối với doanh nghiệp có doanh thu dưới 200 tỷ đồng.


26. Lập quyết toán thuế TNCN --> xác định số thuế phải nộp, lưu ý năm nay giảm trừ bản thân là 11tr, người phù thuộc là 4tr4


27. Căn cứ vào quyết toán thuế TNDN để hạch toán vào phần mềm:


a) Số thuế phái nộp theo quyết toán = số thuế đã tạm tính 4 quý ---> không làm gì thêm


b) Số thuế phải nộp theo quyết toán lớn hơn số thuế tạm tính 4 quý --> hạch toán thu thêm thuế Nợ 8211 Có 3334


c) Số thuế phải nộp theo quyết toán nhỏ hơn số tạm tính 4 quý --> hạch toán Nợ 3334 Có 8211


28. Căn cứ quyết toánThuế TNCN --> điều chỉnh giảm thuế tăng lương hoặc tăng thuế giảm lương vào phần mềm


29. Kết chuyển tài khoản: 8211 --> 911, Kết chuyển 911 --> 4212


30. Lập Báo cáo tài chính ---> xong.


31. Kiểm toán báo cáo tài chính: trước khi nộp cho cơ quan nhà nước theo quy định.

( Còn tiếp phía dưới )
Trích nguồn: Group facebook Báo cáo tài chính
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Học thêm kiến thức tại: AMIS Blog | MISA Academy

Vũ Xuân Quỳnh

Moderator
Nhân viên MISA
B. Vài dòng lưu ý về QUYẾT TOÁN THUẾ TNDN nói riêng:


32. Lỗ được phép chuyển liên tục 5 năm
, các năm trước có lỗ thì năm 2020 nhớ đính kèm phụ lục 03-2A. Phụ lục này có 2 tác dụng:


- Nếu năm 2020 lãi thì trên phụ lục gõ số lỗ cần chuyển vào cột " số lỗ được chuyển trong phần tính thuế này"


- Nếu năm 2020 lỗ, thì trên phụ lục cột " số lỗ được chuyển trong phần tính thuế này" để trống, mục đích chỉ là theo dõi số lỗ các năm và số lỗ đã chuyển các năm trước.


33. Lưu ý phần điều chỉnh tăng Tổng lợi nhuận trước thuế TNDN do sự khác biệt giữa kế toán và luật thuế: Gõ từ chỉ tiêu B2 cho tới B7.


Đặc biệt chú ý các khoản chi phí không được trừ khi tính thuế TNDN, nhớ gõ vào chỉ tiêu B4.


34. Lưu ý phần điều chỉnh giảm Tổng lợi nhuận trước thuế TNDN, phần đã xuất hóa đơn, ghi nhận trong năm 2020 nhưng bị thuế thanh tra kéo về các năm trước và đã truy thu, phạt nộp chậm thuế. Gõ vào chỉ tiêu B9 đến B11 tương ứng.


35. Lưu ý thuế suất công ty đang áp dụng là bao nhiêu để gõ thu nhập tính thuế vào các cột C7, C8, C9 tương ứng


36. Doanh nghiệp có ưu đãi về thuế nhớ chọn phụ lục 03-3A, lưu ý các chỉ tiêu từ C11 đến C15


37. Nhớ gõ số tiền thuế TNDN đã tạm tính và đã nộp vào NSNN của 04 quý của năm 2020 vào cột E1


Căn cứ pháp lý : Thông tư số 78/2014/TT-BTC, Thông tư số 151/2014/TT-BTC, Thông tư số 96/2015/TT-BTC, Thông tư 41/2017/TT-BTC, Nghị Định 20/2017/NĐ-CP, Nghị định số 68/2020/NĐ-CP, Nghị định số 114/2020/NĐ-CP, Nghị định số 132/2020/NĐ-CP, TT 45/2013/TT-BTC, TT49/2019/TT-BTC, TT133/2016/TT-BTC, TT200/2014/TT-BTC....




C. Vài dòng lưu ý về quyết toán thuế TNCN nói riêng:


38. Vấn đề giảm trừ bản thân



Người lao động ký hợp đồng từ 3 tháng trở lên thì giảm trừ bản thân 11.000.000 đồng/tháng.


Những anh chị em nào Doanh nghiệp quyết toán thay ( Tích ô cá nhân ủy quyền quyết toán thay ) : Giảm trừ bản thân 12 tháng


Số còn lại ( Không tích ô cá nhân ủy quyền quyết toán thay: Giảm trừ theo số tháng thực tế làm việc.


39. Về vấn đề giảm trừ người phù thuộc:


Người lao động ký hợp đồng từ 3 tháng trở lên thì giảm trừ người phù thuộc 4.400.000 đồng/tháng


Đã đăng ký giảm trừ, Giảm trừ tính từ khi phát sinh nuôi dưỡng


40. Về vấn đề cam kết 02 để không phải khấu trừ thuế


Người lao động ký hợp đồng thời vụ dưới 3 tháng khi doanh nghiệp chi trả nếu:


Mỗi lần chi trả dưới 2 triệu đồng/tháng thì không phải khấu trừ thuế TNCN gì cả.


Mỗi lần chi trả từ 2 triệu đồng trở lên thì khấu trừ 10% thuế TNCN. Nếu không muốn khấu trừ 10% thuế TNCN thì làm cam kết 02 theo TT92/2015/TT-BTC nếu như ước tính cả năm thu nhập không vượt quá 108tr và có mst cá nhân tại thời điểm cam kết.


Lưu ý : Cam kết 02 nếu có duy nhất thu nhập chứ không phải hiểu theo kiểu thu nhập duy nhất 1 nơi.


Căn cứ pháp lý : Thông tư số 111/2013/TT-BTC, Thông tư số 92/2015/TT-BTC, Nghị quyết số 954/2020/NQ-UBTVQH14


Chúc Anh Chị Em có năm làm sổ sách báo cáo thành công.

Trích nguồn: Group facebook Báo cáo tài chính
 
Học thêm kiến thức tại: AMIS Blog | MISA Academy
Top