Xuất hóa đơn GTGT gia công hàng thuốc BVTV

HUETL

New Member
Các anh ( chị) cho em hỏi là:
Thứ nhất: cty em vừa gia công thuốc bảo vệ thực vật, vừa sản xuất phân bón. Hàng tháng công ty em có xuất hóa đơn cho cty B với đơn giá quy định theo HĐ gia công giữa 2 bên. Nhưng khi em vào phần mềm Misa, phần bán hàng dịch vụ thì hiện lên mã hàng. Mà mã hàng có đến mấy chục mặt hàng khác nhau, đơn vị tính khác nhau. Vậy với trường hợp đó em phải làm thế nào ạ?
VD: tháng 01 xuất hóa đơn gia công theo HĐKT
- Gia công Haeuro 5gr: 100 000 gói, đơn giá 165 đ
- Gia công nấu NL: 3 000 lít đơn giá 3000 đ
- Gia công.... các mặt hàng khác
Thứ hai: TSCĐ và CCDC em có nhất thiết phải khai mã không hay em chỉ cần vào chứng từ nghiệp vụ khác để phân bổ như kiểu tính lương. Còn đối tượng tập hợp chi phí thì em phải khai mã như thế nào ạ?
các anh chị hướng dẫn em vì em đang dùng PM Fast quen mà sang Misa cái gì cũng vướng ạ. Fast thì khấu hao, hay CCDC em vào phiếu kế toán và phân bổ bình thường và ko cần phải khai từng mã của từng loại ạ.
 
Học thêm kiến thức tại: AMIS Blog | MISA Academy

NNLUONG_MISA

Moderator
Nhân viên MISA
Thưa anh/chị,
MISA xin trả lời anh/chị như sau:
1. Anh/chị vào Danh mục\Vật tư hàng hóa khai báo 1 mã GIACONG_có tính chất là Dịch vụ==> Khi xuất hóa đơn gia công, tất cả các dòng ở cột Mã hàng anh/chị đều chọn mã GIACONG này, đánh lại Tên hàng hóa và các dòng khác nhập liệu chi tiết theo từng nội dung của Hóa đơn.
2. Tài sản cố định và Công cụ dụng cụ trên MISA khi khai báo chi tiết theo mã, có số kỳ phân bổ, nguyên giá, ngày khấu hao, phân bổ hay đối tượng Tập hợp chi phí nhằm mục đích theo dõi được chi tiết từng tài sản,công cụ dụng cụ, hỗ trợ theo dõi và tính khấu hao, phân bổ chi phí chi tiết, có thể in được Sổ sách, báo cáo chi tiết về từng tài sản, công cụ dụng cụ.
Trường hợp đơn vị theo dõi tài sản và công cụ dụng cụ chi tiết bên ngoài, chỉ cần nhập chứng từ phân bổ, khấu hao tổng vào phần mềm thì anh/chị không cần khai báo mã chi tiết mà vào Nghiệp vụ\Tổng hợp\Chứng từ nghiệp vụ khác hạch toán Nợ/Có nhé.
Để khai báo đối tượng tập hợp chi phí, anh/chị thực hiện theo hướng dẫn sau:
http://help.misasme2017.misa.vn/html_11180000.htm
http://help.misasme2017.misa.vn/html_11180100.htm
Ngoài ra, MISA có trang hướng dẫn phần mềm rất chi tiết theo từng nghiệp vụ và hướng dẫn tác nghiệp trên từng phân hệ, anh/chị có thể tham khảo để sử dụng phần mềm được dễ dàng hơn hoặc tại giao diện nhập liệu, anh/chị bấm phím F1 để đọc hướng dẫn nhé:
http://help.misasme2017.misa.vn
http://help.misasme2017.misa.vn/huongdan_nghiepvu.htm
http://help.misasme2017.misa.vn/huong_dan_su_dung_chuc_nang.htm
Trân trọng cảm ơn sự hợp tác của anh/chị!
 
Học thêm kiến thức tại: AMIS Blog | MISA Academy

HUETL

New Member
dạ vâng, em cám ơn chị ạ. Em còn 1 câu hỏi nữa muốn hỏi chị ạ:
- Công ty em như nói trên vừa gia công, vừa sản xuất. Vì vậy mà lương công nhân trực tiếp sản xuất cũng sẽ tách ra làm 2 theo từng mã ( như Fast trước em sẽ theo như mã Công nhân TT ko đóng SP A là mã Gia công ngoài, mã CNTT đóng SP A là SPA)
Vd: Để sản xuất ra mặt hàng phân bón A cần 2 bước:
+ bước 1: bao gồm các NL như CuSO4,...trộn theo tỉ lệ của 1 mẻ trộn để tạo ra BTP
+ bước 2: dùng BTP bước 1 là nguyên liệu chính để đóng SP phân bón A
Vậy cái lương của NCTT trên phần mềm MIsa em có phân theo đối tượng tập hợp chi phí???
- Lương của QLPX có để mã gia công ngoài ko? hay phải làm thế nào ạ?
- Các TK của đầu 627 có cần mã đối tượng tập hợp chi phí hay chỉ cần khai mã gia công ngoài như Fast?
- Cách tính giá thành của sản phẩm phân bón A như nào ạ?
Vì mới sử dụng misa nên em ko hiểu ạ? các chị có thể hướng dẫn tận tình cho em theo từng mục được ko ạ? EM cám ơn rất nhiều ạ
 
Học thêm kiến thức tại: AMIS Blog | MISA Academy

NNLUONG_MISA

Moderator
Nhân viên MISA
Thưa anh/chị,
Trường hợp đơn vị vừa thực hiện hợp đồng gia công cho khách hàng vừa thực hiện sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp, chi phí gia công của nhân viên trực tiếp sản xuất và quản lý phân xưởng hay chi phí chung chưa xác định được chính xác đối tượng tập hợp chi phí nào mà cần phân bổ đều được tập hợp chi phí dưới dạng chi phí chung và phân bổ vào đối tượng tập hợp chi phí liên quan tại các kỳ tính giá thành.
Đơn vị sẽ áp dụng phương pháp tính giá thành theo hệ số, tỉ lệ, tham khảo cách áp dụng vào phần mềm MISA theo hướng dẫn sau:
http://help.misasme2017.misa.vn/giathanh_theo_pp_hesotyle.htm
http://help.misasme2017.misa.vn/html_22040000.htm
Anh/chị sẽ khai báo 3 đối tượng THCP có tính chất là Phân xưởng, trong đó: 1 là GIACONG (để tập hợp chi phí cho hoạt động Gia công); 2 là SX_BTP (để tập hợp các chi phí sản xuất ra bán thành phẩm bước 1) ; 3 là SX_TP (để tập hợp chi phí sản xuất từ Bán thành phẩm tạo ra Thành phẩm).
Khi phát sinh chi phí trực tiếp ở mục nào thì anh/chị chọn đúng Đối tượng tập hợp chi phí ở mục đó. Khi hoàn thành mục nào thì thực hiện Tính giá thành ở mục đó, ví dụ khi Gia công hoàn thành thì lập kỳ tính giá thành cho Gia công, giả sử khi đó cũng hoàn thành bước 1 tạo ra Bán thành phẩm thì kỳ tính giá thành sẽ bao gồm GIACONG và SX_BTP, nếu không thì sẽ có kỳ tính giá thành riêng cho GIA CONG, kỳ tính giá thành riêng cho Bán thành phẩm==> Chi phí Nhân công và các chi phí chung sẽ phân bổ vào các đối tượng THCP thuộc kỳ tính giá thành theo tỉ lệ % do đơn vị căn cứ thực tế để ghi nhận và thiết lập (xem trong tài liệu về phân bổ chi phí chung), chi phí nào thuộc mục sản xuất khác ví dụ sản xuất của SX_TP thì để lại và trở thành chi phí dở dang chuyển kỳ sau==> Khi hoàn thành bước 1 tạo Bán thành phẩm--> tính giá thành của Bán thành phẩm xong thì người dùng sẽ cập nhật được Giá thành đơn vị của Bán thành phẩm trên phiếu nhập kho bán thành phẩm và Đơn giá xuất kho của Bán thành phẩm khi đem vào sản xuất Thành phẩm==> Sau khi thành phẩm hoàn thành==> Tạo kỳ tính giá thành cho Thành phẩm và lưu ý kỳ tính giá thành có ngày bắt đầu phải chứa chứng từ chi phí liên quan tới kỳ tính giá thành đó.
Trân trọng cảm ơn sự hợp tác của anh/chị!
 
Học thêm kiến thức tại: AMIS Blog | MISA Academy

HUETL

New Member
Dạ vâng. Chị ơi các khoản chi như nộp BHXH , chi lương qua ngân hàng hay tiền mặt thì em chi trực tiếp vào chi tiền và chọn lý do chi khác được ko ạ?
- Tính lương em vào trên chứng từ nghiệp vụ khác được ko ạ? cũng giống như TSCĐ, CCDC em ko tách mã từng nhân viên nên em ko vào chi tiết từng nhân viên ạ
 
Học thêm kiến thức tại: AMIS Blog | MISA Academy

HTLE_MISA

Member
Thưa chị Huệ!
- Với những khoản chi BHXH, chi lương... Nếu chi bằng tiền mặt chị vào Quỹ/ Phiếu chi, nếu chi bằng ngân hàng chị vào phân hệ Ngân hàng/ làm phiếu chi tiền và thực hiện hạch toán chị nhé
- Nếu chị không theo dõi tiền lương trên phân hệ lương, TSCĐ, CCDC không theo dõi trên phân hệ TSCĐ và CCDC ( mà theo dõi ngoài Excel) chị hoàn toàn có thể vào Nghiệp vụ/ tổng hợp/ Chứng từ nghiệp vụ khác thực hiện hạch toán bình thường không cần chi tiết theo nhân viên chị nhé
Chúc chị thành công!
 
Học thêm kiến thức tại: AMIS Blog | MISA Academy

HUETL

New Member
Anh chị cho em hỏi là cty em có loại nguyên liệu là than cục. Nhưng Nl này ko phục vụ cho sx thành phẩm của đơn vị. Mà chỉ dùng để xuất nấu nguyên liệu mà mình gia công. Phần gia công đã có đơn giá riêng theo HĐ như e đã hỏi ạ. Vậy phần than cục này em sẽ xuất ntn để hết tồn kho trên pm misa. Nếu vào phiếu xk cho sx thì đặt mã đối tượng ntn ạ? Trc e dùng fast chỉ cần vào Xk đặt mã là Gia công ngoài và hạch toán nợ 6272 có tk 153( vì đơn vị em mặc định trong kho đó rồi ah). Tương tự với phần gang tay y tế cho công nhân cũng thế. Do năm 2015 bên thuế e để nhập kho, giờ xuất ra cho hết vào chi phí thì mình sẽ hạch toán trên misa ntn ạ? Em cám ơn ạ
 
Học thêm kiến thức tại: AMIS Blog | MISA Academy

NNLUONG_MISA

Moderator
Nhân viên MISA
Thưa anh/chị,
Khi xuất kho than cục hay găng tay y tế, anh/chị thực hiện Xuất kho sản xuất như bình thường ghi nhận Nợ TK 627/Có TK 153, chọn đối tượng tính giá thành là GIACONG (có thể chọn ở các cột Công trình, đơn hàng, hợp đồng..) tùy vào phương pháp tính giá thành mà đơn vị áp dụng. Để tính giá thành cho các hợp đồng GIA CONG, anh/chị có thể thực hiện theo 1 trong các phương pháp tính giá thành sau:
http://help.misasme2017.misa.vn/tinhgiathanh_theohopdong_tt200.htm
http://help.misasme2017.misa.vn/tinhgiathanh_theodonhang_theott200.htm
http://help.misasme2017.misa.vn/tinhgiathanh_theocongtrinhvuviec_theott200.htm
Các chi phí chung vừa phục vụ cho GIACONG, vừa phục vụ cho Sản xuất Bán thành phẩm và Thành phẩm thì bỏ trống các cột Đối tượng THCP, Công trình, Đơn hàng, Hợp đồng==> Khi tính giá thành thực hiện phân bổ chi phí chung thì phân bổ phần chi phí thực tế tham gia vào kỳ tính giá thành đó.
Trân trọng cảm ơn sự hợp tác của anh/chị!
 
Học thêm kiến thức tại: AMIS Blog | MISA Academy

HUETL

New Member
Anh chị cho em hỏi là ví dụ đóng SP phân bón A cần 2 quy trình là trộn ra BTP và lấy BTP là nguyên liệu để đóng thành SP. Nhưng trong tháng cty em lấy SP B ( khác quy cách nhưng cùng tính chất được tạo từ BTP trên) để đóng vào SP A. Vậy cái này em hạch toán như nào trên Misa ạ?
 
Học thêm kiến thức tại: AMIS Blog | MISA Academy

NNLUONG_MISA

Moderator
Nhân viên MISA
Thưa anh/chị,
Trường hợp này SP B bản chất đang là thành phẩm của 1 kỳ tính giá thành khác hay là sao ạ? Nếu SP B đã được ghi nhận đơn giá nhập kho (từ mua hàng hay từ kỳ tính giá thành nào trước đó) thì anh/chị xuất kho sản xuất SP B coi như nguyên liệu đầu vào cho kỳ tính giá thành tạo ra SP A như bình thường. Nếu ghi nhận hạch toán nhập kho SP B vào TK 155 thì khi xuất kho sản xuất anh/chị cũng ghi nhận Nợ TK 154(621..)/Có TK 155, chi tiết mã hàng là SP B nhé.
Trân trọng cảm ơn sự hợp tác của anh/chị!
 
Học thêm kiến thức tại: AMIS Blog | MISA Academy

HUETL

New Member
Dạ chị.SP B bản chất là thành phẩm của 1 kỳ tính giá thành khác chị ạ. Giờ lấy SP đó đóng sang SP A, chỉ có thêm các loại túi, nhãn mác và bao bì khác thôi ạ.
 
Học thêm kiến thức tại: AMIS Blog | MISA Academy

NNLUONG_MISA

Moderator
Nhân viên MISA
Thưa anh/chị,
Như vậy anh/chị áp dụng giống như BTP của SP A thôi nhé. Nghĩa là phải đảm bảo lập được kỳ tính giá thành để tính giá thành đơn vị cho BTP (bán thành phẩm bất kỳ A hay B), thực hiện Cập nhật giá nhập kho, xuất kho cho BTP A, B xong thì mới thêm kỳ tính giá thành để tính giá thành cho TP bất kỳ (A,B) vì lúc này BTP được coi là nguyên liệu đầu vào.
Trân trọng cảm ơn sự hợp tác của anh/chị!
 
Học thêm kiến thức tại: AMIS Blog | MISA Academy
Top