Số kinh phí chưa sử dụng chuyển kỳ sau bị âm trên các báo cáo Kho bạc

TRINH NGUYỄN

Member
Thành viên BQT
Biểu hiện
  • F02-1H: Báo cáo chi tiết kinh phí hoạt động - Cột số 9 - Kinh phí chưa sử dụng chuyển kỳ sau bị âm
  • S42-H: Sổ theo dõi sử dụng nguồn kinh phí - Cột số 6 - Số kinh phí còn lại chuyển kỳ sau bị âm
  • S43-H: Sổ tổng hợp sử dụng nguồn kinh phí - Cột số 6 - Kinh phí còn lại chuyển kỳ sau bị âm
Nguyên nhân
  • Cách lấy số liệu trên các cột này = Số kinh phí được sử dụng trong kỳ - Số kinh phí đã sử dụng đề nghị quyết toán
  • Do vậy, số liệu cột này bị âm khi Số kinh phí được sử dụng trong kỳ (PSC4612-PSN 4612 (Nộp trả, Khôi phục)) nhỏ hơn Số kinh phí đã sử dụng đề nghị quyết toán (PSN6612-PSC66121(Giảm chi))
Giải pháp:
  • Giải pháp 1: Người sử dụng chỉ cần số kinh phí chuyển kỳ sau hết âm mà không làm thay đổi số liệu ở cột Kinh phí thực nhận kỳ này thì thực hiện điều chỉnh kinh phí Rút và Chi
  • Giải pháp 2: Khi người sử dụng muốn thay đổi trực tiếp số liệu ở cột Kinh phí thực nhận kỳ này:
    • Người sử dụng xem lại cách lấy số liệu như trên. Phát sinh 2 trường hợp:
      • TH1: Người sử dụng sửa lại nghiệp vụ cho đúng nghĩa là số chi sẽ nhỏ hơn hoặc bằng số tạm ứng
      • TH 2: Thực tế nghiệp vụ tại đơn vị là như vậy, nghĩa là khi rút thì chỉ rút tạm ứng cho một vài Nhóm mục/Mục/Tiểu mục nhưng khi chi thì chi theo các Nhóm mục/Mục/Tiểu mục theo đúng nghiệp vụ kinh tế phát sinh và được Kho bạc cho phép điều chỉnh qua Nhóm mục/Mục/Tiểu mục chi tương ứng đó. Có nhiều trường hợp Kho bạc bắt nộp lại và rút lại ở đúng Nhóm mục/Mục/Tiểu mục cần chi.
      • Khi đó người sử dụng làm điều chỉnh kinh phí Rút, bản chất là chỉ ra khoản chi ở các mục bị âm là chi từ mục rút tạm ứng nào
        • Vào Nghiệp vụ\Kho bạc\Điều chỉnh kinh phí tự chủ\Kinh phí rút và chi thực hiện điều chỉnh các mục bị âm để chỉ ra mục âm đó chi từ Nhóm mục/Mục/Tiểu mục rút nào
Lưu ý:
  • Sau khi thực hiện điều chỉnh khi in KHÔNG phải nhấn chọn mục Mẫu tự chủ trên hộp hội thoại tham số báo cáo và Nghiệp vụ điều chỉnh này CÓ sinh bút toán hạch toán (Nợ 3118/4612 cho mục điều chỉnh dương và Nợ 46121/3118 cho mục điều chỉnh âm)
  • Người sử dụng lưu ý khi lựa chọn phương thức điều chỉnh này vì nghiệp vụ điều chỉnh này sẽ sinh ra bút toán hạch toán và đặc biệt phải chọn đúng tài khoản đối ứng với tài khoản 4612 là tài khoản 3118 và phải chọn đối tượng, không nên chọn tài khoản 111, 6612 vì sẽ phát sinh nghiệp vụ không đúng.
 
Học thêm kiến thức tại: AMIS Blog | MISA Academy
Top