Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, khái niệm, phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ

Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ đã được quy định rõ tại Nghị định 80/2021/NĐ-CP. Tùy thuộc vào lao động, người quản lý, quy mô… mà mỗi doanh nghiệp sẽ có mức hỗ trợ khác nhau. Các doanh nghiệp cần nắm vững luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ để thực hiện đúng và không bỏ qua lợi ích của mình.

1. Xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ
Theo Điều 6 Nghị định 39/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa, siêu nhỏ như sau:

Lĩnh vựcDoanh nghiệp siêu nhỏDoanh nghiệp nhỏDoanh nghiệp vừa
Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựngThương mại, dịch vụNông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựngThương mại, dịch vụNông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựngThương mại, dịch vụ
Số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân nămKhông quá 10 ngườiKhông quá 10 ngườiKhông quá 100 ngườiKhông quá 50 ngườiKhông quá 200 ngườiKhông quá 100 người
Tổng doanh thu của nămKhông quá 3 tỷ đồngKhông quá 10 tỷ đồngKhông quá 100 tỷ đồngKhông quá 100 tỷ đồngKhông quá 200 tỷ đồngKhông quá 300 tỷ đồng
Tổng nguồn vốnKhông quá 3 tỷ đồngKhông quá 3 tỷ đồngKhông quá 50 tỷ đồngKhông quá 50 tỷ đồngKhông quá 100 tỷ đồngKhông quá 100 tỷ đồng

2. Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ
  • Tùy thuộc vào định hướng ưu tiên hỗ trợ và khả năng cân đối nguồn lực trong từng thời kỳ, số lượng doanh nghiệp đủ điều kiện để được nhận hỗ trợ sẽ đảm bảo theo các nguyên tắc:
  • Doanh nghiệp vừa và nhỏ nộp hồ sơ trước được hỗ trợ trước
  • Doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng nhiều lao động nữ vừa do phụ nữ làm chủ vừa là doanh nghiệp xã hội theo quy định của pháp luật được hỗ trợ trước.
  • Nếu doanh nghiệp vừa và nhỏ vừa đồng thời đáp ứng được điều kiện của nhiều mức hỗ trợ khác nhau của cùng nội dung hỗ trợ thì doanh nghiệp được quyền lựa chọn mức hỗ trợ có lợi nhất cho mình.
  • Quy định hỗ trợ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ được áp dụng cho cả doanh nghiệp siêu nhỏ.
  • Doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo, doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh, doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành sẽ được hưởng các hỗ trợ theo quy định tại Chương IV và nội dung hỗ trợ khác nhưng không trùng lặp đã được nêu tại Chương III Nghị định 80/2021/NĐ-CP.
3. Hỗ trợ tư vấn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Loại doanh nghiệpSiêu nhỏNhỏVừa
Hỗ trợ 100% giá trị hợp đồng tư vấnKhông quá 50 triệu đồng/năm/doanh nghiệp.
Không quá 70 triệu đồng/năm/doanh nghiệp với doanh nghiệp phụ nữ làm chủ, nhiều nhân viên nữ, doanh nghiệp xã hội.
Hỗ trợ tối đa 50% giá trị hợp đồng tư vấnKhông quá 100 triệu đồng/năm/doanh nghiệp.
Không quá 150 triệu đồng/năm/doanh nghiệp với doanh nghiệp phụ nữ làm chủ, sử dụng nhiều lao động nữ, doanh nghiệp xã hội.
Hỗ trợ tối đa 30% giá trị hợp đồng tư vấnKhông quá 150 triệu đồng/năm/doanh nghiệp.
Không quá 200 triệu đồng/năm/doanh nghiệp với doanh nghiệp phụ nữ làm chủ, sử dụng nhiều lao động nữ, doanh nghiệp xã hội.

4. Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Loại hỗ trợDoanh nghiệp vừa và nhỏ
đào tạo trực tiếp về khởi sự kinh doanh và quản trị doanh nghiệp100% tổng chi phí của một khóa đào tạo về khởi sự kinh doanh và tối đa 70% tổng chi phí của một khóa quản trị doanh nghiệp.
Miễn học phí cho học viên của doanh nghiệp tham gia khóa đào tạo quản trị doanh nghiệp:
địa bàn kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn
phụ nữ làm chủ
Sử dụng nhiều lao động nữ
doanh nghiệp xã hội
đào tạo trực tuyến về khởi sự kinh doanh và quản trị doanh nghiệpMiễn phí truy cập và tham gia các bài giảng trực tuyến có sẵn trên hệ thống đào tạo trực tuyến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
truy cập hệ thống đào tạo trực tuyến để học tập theo thời gian phù hợp.
Hệ thống đào tạo trực tuyến gồm nền tảng quản trị đào tạo trực tuyến, nền tảng đào tạo trực tuyến và hệ thống bài giảng trực tuyến.
Miễn phí tham gia các khóa đào tạo trực tuyến, tương tác trực tiếp thông qua các công cụ dạy học trực tuyến có sẵn ứng dụng trên các thiết bị điện tử thông minh.
đào tạo trực tiếp tại doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực sản xuất, chế biếntối đa 70% tổng chi phí của một khóa đào tạo tại nhưng không quá 01 khoá/năm/doanh nghiệp.
100% tổng chi phí của một khóa đào tạo nhưng không quá 01 khoá/năm/doanh nghiệp:
phụ nữ làm chủ
sử dụng nhiều lao động nữ
doanh nghiệp xã hội
Đào tạo nghềHỗ trợ chi phí đào tạo cho người lao động khi tham gia đào tạo nghề trình độ sơ cấp hoặc đào tạo từ 03 tháng trở xuống. Chi phí còn lại do doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận.
Người lao động phải đáp ứng điều kiện đã làm việc trong doanh nghiệp tối thiểu 06 tháng liên tục trước khi tham gia đào tạo.
Như vậy, qua bài viết trên, doanh nghiệp vừa và nhỏ đã phần nào hiểu được những chính sách hỗ trợ mà mình được hưởng. Doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ thường gặp nhiều khó khăn bởi nguồn lực, kinh phí còn hạn chế.

MISA ASP ra đời với mục đích kết nối doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ với kế toán dịch vụ. Qua nền tảng, doanh nghiệp có thể dễ dàng tìm được nhân sự phù hợp, chuyên nghiệp mà không tốn quá nhiều chi phí. Đồng thời kế toán dịch vụ cũng sẽ tìm được doanh nghiệp có nhu cầu để gia tăng thu nhập.

Hiện tại MISA ASP đang có chính sách tặng miễn phí 1 năm tài chính phần mềm kế toán AMIS online cho kế toán dịch vụ. Hãy đăng ký tham gia ngay để trải nghiệm nền tảng MISA ASP.
 
Học thêm kiến thức tại: AMIS Blog | MISA Academy
Top