Các trường hợp bán hàng và cách lập chứng từ bán hàng, thu tiền khách hàng

Hồ Thị Trang_MISA

Moderator
Nhân viên MISA
1. Lập các trường hợp bán hàng và cách hạch toán trên phần mềm
1.1. Hướng dẫn chung về chứng từ bán hàng (có thể vận dụng cho các trường hợp bán hàng cụ thể) - Xem hướng dẫn Tại đây
- Hướng dẫn nhập khẩu từ excel báo giá, đơn đặt hàng, chứng từ bán hàng, hóa đơn bán hàng, trả lại hàng bán, giảm giá hàng bán - Xem hướng dẫn Tại đây


1.2. Hướng dẫn 1 số trường hợp cụ thể
- Bán dịch vụ (hoặc ghi nhận doanh thu công trình, hoặc bán hàng vừa xuất kho vừa có bán dịch vụ):
+ Bước 1:Vào Danh mục/Vật tư hàng hóa/Vật tư hàng hóa/Thêm vật tư hàng hóa, để tính chất là Dịch vụ.
+ Bước 2: Lập chứng từ bán hàng (bất kể có tích kiêm phiếu xuất kho hay không), anh/chị chọn đến mã dịch vụ này thì phần mềm sẽ không yêu cầu nhập tài khoản kho (nếu ghi nhận doanh thu cho công trình, cột "Công trình"anh/chị chọn đến công trình tương ứng nhé).
- Khách hàng trả trước tiền hàng - Xem hướng dẫn Tại đây
- Bán hàng ngoại tệ, nhận trước tiền hàng có tỷ giá khác với thời điểm ghi nhận doanh thu - Xem hướng dẫn Tại đây
- Bán hàng trả góp, có doanh thu chưa thực hiện, anh/chị làm theo 3 bước sau:

+ Bước 1: Hạch toán ghi nhận doanh thu bán hàng: anh/chị hạch toán như chứng từ bán hàng thông thường, doanh thu ghi nhận là doanh thu bán hàng nếu trả ngay
+ Bước 2: Ghi nhận doanh thu chưa thực hiện, có thể vào chứng từ nghiệp vụ khác hạch toán ghi nhận khoản chênh lệch giữa doanh thu nếu thu tiền ngay và số tiền thu được khi cho trả chậm, trả góp: Nợ TK 131/Có TK 3387 (đối tượng Nợ chọn đến đối tượng khách hàng)
+ Bước 3: Hàng kỳ được trả tiền, vào chứng từ nghiệp vụ khác hạch toán Nợ TK 3387/Có TK 515. Đồng thời vào Thu tiền (tiền mặt/ tiền gửi) hạch toán Nợ TK 111, 112/Có TK 131
- Bán hàng có trả tiền luôn một phần, phần còn lại trả tiền sau, anh/chị làm theo hướng dẫn sau nhé
+ Bước 1: Khi bán hàng, anh/chị lập chứng từ bán hàng chưa thu tiền - Xem hướng dẫn Tại đây
+ Bước 2: Làm bút toán thu tiền khách hàng, thu phần tiền khách hàng trả luôn - Xem hướng dẫn Tại đây
+ Bước 3: Khi thu nốt tiền hàng, anh/ chị thao tác thu tiền giống bước 2 nhé
- Bán hàng có đơn giá là đơn giá sau thuế GTGT - Xem hướng dẫn Tại đây
- Trường hợp khác (anh/chị tích vào dòng tên trường hợp màu xanh dưới đây để xem hướng dẫn tương ứng):


2. Các trường hợp xuất hóa đơn
Trên phần mềm MISA, anh chị có thể xuất hóa đơn kèm với chứng từ bán hàng ghi nhận doanh thu, hoặc xuất hóa đơn trước khi ghi nhận doanh thu, xuất hóa đơn sau khi ghi nhận doanh thu, xuất hóa đơn cho nhiều chứng từ bán hàng,.... Nghĩa là anh chị có thể xuất hóa đơn độc lập với việc lập chứng từ bán hàng, cách xuất hóa đơn không kèm chứng từ bán hàng anh chị xem hướng dẫn TẠI ĐÂY
* Để xem cách xuất hóa đơn một số trường hợp cụ thể thường gặp, anh chị xem hướng dẫn TẠI ĐÂY
Gồm có:

- Xuất hóa đơn tổng hợp vào cuối ngày/tuần/tháng
- Xuất hóa đơn kèm bảng kê hàng hóa, dịch vụ
- Xuất hóa đơn cho công ty A, ghi nhận công nợ cho công ty B...

* Lưu ý: Để nhập đầy đủ các nghiệp vụ hạch toán liên quan đến việc theo dõi công nợ, chứng từ xuất kho và các báo cáo liên quan tới phần bán hàng, anh/chị nên nhập liệu tại Tab "Bán hàng", tab "Xuất hóa đơn" không hạch toán mà chỉ phục vụ cho việc in hóa đơn trên phần mềm và lập tờ khai thuế GTGT (nếu thao tác lập tờ khai trên phần mềm)

3. Hạch toán các trường hợp thu tiền khách hàng
Để hạch toán các cách thu tiền khách hàng, chị xem hướng dẫn: TẠI ĐÂY
Nếu KH trả thừa tiền, anh/chị có thể hạch toán thu tiền theo cách 2 (ở video trên). Sau này xuất hàng thêm hay trả lại thì vào bán hàng/chi tiền để hạch toán nhé
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Học thêm kiến thức tại: AMIS Blog | MISA Academy
Top